【bảng xếp hàng c1】Tác động lan tỏa của FDI chưa được như kỳ vọng
Đạt mức kỷ lục
Phát biểu tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho biết, thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian qua có mức vốn giải ngân cao nhất và vốn đăng ký cũng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Năm 2017, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký có thể đạt mức 35 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Đặc biệt, vốn thực hiện dự ước khoảng 17 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Việc nguồn vốn FDI tăng đi kèm là đóng góp vào nền kinh tế cũng tăng.
Đánh giá về kết quả trên, ông Đỗ Nhất Hoàng cho rằng, yếu tố thu hút đầu tư quan trọng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chính là nền chính trị ổn định và cải cách thủ tục hành chính mở cửa cho thu hút FDI. Và Việt Nam sẽ chú trọng vào việc thu hút FDI có chọn lọc, trong đó chọn lọc các dự án công nghệ cao, có sự lan tỏa. Nghiêm cấm các dự án tiền ẩn yếu tố gây ô nhiễm môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Theo GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, hai quý đầu năm 2017, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức thấp trong các quý từ năm 2011-2017, nhưng từ quý III đến nay, tình hình đã trở nên sáng sủa hơn. Tốc độ tăng trưởng đã nói lên nhiều vấn đề, đáng chú ý cả 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội giao trong năm 2017 đều đã được hoàn thành. Trong đó, khu vực FDI có tác động lan toả rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam, từ tác động tổng thể, gián tiếp tới trực tiếp, tạo ra công nghệ, năng suất lao động, việc làm, xuất khẩu, thu ngân sách, GDP.
Cụ thể, vốn FDI thực hiện đạt hơn 160 tỷ USD, đồng thời doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 18% thu ngân sách và 20% GDP; tạo việc làm cho 3,7 triệu lao động trực tiếp và nhiều triệu lao động gián tiếp. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được du nhập phương thức sản xuất, phân phối, kinh doanh tiên tiến. Tuy nhiên, tác động lan toả của doanh nghiệp FDI chưa được như kỳ vọng. Doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp Việt mới chỉ tham gia ở những khâu tạo giá trị thấp.
Cần sự nỗ lực từ hai phía
Phân tích rõ hơn về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Mại cho rằng, con số vốn thực hiện vẫn chưa thể hiện hoàn toàn đầy đủ, toàn diện ý nghĩa của đầu tư nước ngoài. Chất lượng vốn mới là quan trọng nhất và một trong những yếu tố thể hiện chất lượng vốn chính là tác động lan toả đến nền kinh tế.
Doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong việc chuỗi cung ứng toàn cầu. Đơn cử, xuất khẩu dệt may 2016 đạt 30 tỷ USD, chiếm 4% kim ngạch dệt may thế giới. Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động smartphone, máy tính bảng…. Tuy nhiên, trong mỗi một chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Việt chỉ tham gia ở những khâu tạo giá trị thấp, trong chuỗi sản xuất này doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 21%, trong khi doanh nghiệp Thái Lan là 30%; doanh nghiệp Malaysia là 46%.
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Linh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách, Bộ Công Thương cũng cho rằng, số lượng doanh nghiệp nội địa cung ứng cho các doanh nghiệp FDI và chuỗi cung ứng tại Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, máy công nghiệp.
Vì vậy, để phát triển công nghệ hỗ trợ, cần có nỗ lực từ cả hai phía doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước cần tự tin, chủ động tiếp cận doanh nghiệp FDI. Đồng thời, cũng cần đầu tư, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tìm kiếm phân khúc phù hợp để tham gia vào chuỗi cung ứng.
Ngược lại, doanh nghiệp FDI cần có chiến lược hợp tác, kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, chủ động giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực, đáp ứng đúng nhu cầu của mình và tìm ra mô hình hợp tác thích ứng với từng sản phẩm.
Điển hình như mô hình của Tập đoàn Samsung, sau một thời gian gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện, doanh nghiệp này đã thay đổi cách làm. Họ không tổ chức các hội thảo chung chung nữa, mà tự mình tìm hiểu, lựa chọn các nhà sản xuất trong nước có tiềm năng, cử chuyên gia đến làm việc trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam mà không nhận lương.
Các chuyên gia của Samsung đã hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đầu tư đúng công nghệ mà Samsung yêu cầu, giảm tiêu hao năng lượng, giảm hàng tồn kho, chi phí phân phối… Chỉ sau 3 tháng, 9 doanh nghiệp được lựa chọn đã trở thành nhà cung cấp cấp 1 của Samsung. Đến nay, Samsung đã có 29 nhà cung cấp nội địa cấp 1.
相关文章
Tư vấn pháp luật: Nỗi niềm của kẻ thứ 3 yêu đại gia bị tạt axit
Tôi ngoại tình với người đàn ông giàu có, đã có gia đình và bị vợ của ông ta phát hiện. Bà vợ đã thu2025-01-10Khởi tố Nguyễn Thị Tuyết tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can2025-01-10- Người lao động đến giải quyết chế độ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. (Ảnh2025-01-10
Không thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu
Bao bì phải chịu thuế bảo vệ môi trường và không thuộc trường hợp được hoàn thuếĐề xuất miễn thuế bả2025-01-10
最新评论