Empire777Empire777

【ttbd keo nha cai】Thực phẩm, đồ uống: Cạnh tranh bằng thương hiệu mạnh

thuc pham do uong canh tranh bang thuong hieu manh

Các DN tham gia tại triển lãm. Ảnh: T.H.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, định hướng phát triển ngành công nghiệp thực phẩm là phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tập trung xây dựng thương hiệu quốc gia mạnh cho một số sản phẩm Việt Nam để cạnh tranh hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong những năm qua, mặc dù phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thực phẩm và đồ uống tiếp tục tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Dự báo tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 sẽ tiếp tục tăng 5,1%/năm, ước tính đạt 538,4 triệu đồng. Trong khi đó, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người tăng ấn tượng 4,3%/năm tính đến năm 2016, vào khoảng 5,8 triệu đồng/năm. Trong đó, ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng 4,3% về lượng và 10,4% về giá trị doanh số bán hàng.

Theo bà Thoa, triển vọng đối với ngành đồ uống của Việt Nam khá sáng sủa. Đồ uống có cồn tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong đó nổi bật là một số thương hiệu như Diageo, Asia Pacific Breweries (APB) và Carlsberg. Dự báo trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, doanh số của ngành sẽ tăng 7,5%, còn doanh thu sẽ tăng 10,5% khi mà người tiêu dùng bắt đầu sử dụng các loại đồ uống có giá trị cao hơn. Đồ uống không có cồn được dự báo sẽ đạt 8,2% về tốc độ tăng trưởng doanh thu và 6,3% về tốc độ tăng trưởng doanh số trong giai đoạn 2011-2016.

Đi đôi với sự phát triển của ngành thực phẩm và đồ uống là sự phát triển của ngành thiết bị và bao bì thực phẩm. Năng lực sản xuất trong nước với giấy làm thùng catton hiện chỉ đáp ứng được khoảng 51% nhu cầu, về chất lượng mới chỉ sản xuất được loại nguyên liệu với chất lượng trung bình thấp; Đối với ngành nhựa, trên 80% nguyên liệu sản xuất bao bì nhựa phải nhập khẩu. Chi phí nhập khẩu nguyên liệu cho bao bì kim loại chiếm khoảng 80% chi phí sản xuất.

Triển lãm Vietfood & Beverage 2014 và Triển lãm Propack Vietnam 2014 được tổ chức thường niên là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuyên ngành Thực phẩm và Đồ uống, thiết bị và bao bì có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng quan hệ hợp tác.

Triển lãm năm nay thu hút sự tham gia của 305 công ty đến từ 19 nước trong khu vực và các vùng lãnh thổ như: Anh, Ai Cập, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Bỉ, Bulgaria, Canada, Đài Loan, Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Indonesia, Italia, Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Việt Nam.

Để nâng cao hiệu quả trong việc quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp, triển lãm đã có những hoạt động phong phú, như: Cuộc thi nếm thử món ăn của các doanh nghiệp sản xuất đồ ăn nhanh; Lễ hội thử bia của các hãng bia; Chương trình hội thảo chuyên đề giới thiệu sản phẩm; Chương trình kết nối B2B (business to business) giữa các doanh nghiệp.

Một điểm nhấn trong hoạt đông của Triển lãm là chương trình Hội thảo: “Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về nâng cao giá trị gia tăng hàng chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản xuất khẩu chất lượng cao” và chương trình gặp gỡ trực tiếp giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước sẽ được tổ chức trong khuôn khổ triển lãm do Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh chủ trì, với sự thực hiện của Trung tâm Hội nhập WTO và Hội lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh.

Sau những kỳ tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, sản lượng sản xuất ngành luôn tăng trưởng theo từng năm. Năm 2013, Về bia, sản lượng sản xuất đạt: 2.902 triệu lít, tăng 2,47%; sản lượng bia tiêu thụ đạt 3.042 triệu lít, tăng 11,85%. Nước giải khát các loại sản xuất đạt 4.479 triệu lít, tăng 5,95%; Rượu sản xuất đạt 66,8 triệu lít, tăng 4,4%.../.

赞(16129)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【ttbd keo nha cai】Thực phẩm, đồ uống: Cạnh tranh bằng thương hiệu mạnh