Ngày 9/12,ểnđổisốtronggiáodụcChuyểnđổitrườngđạihọcthànhquốcgiasốthunhỏgiải giao hữu câu lạc bộ Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”. Nhiều lãnh đạo, chuyên gia đã đưa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Phải đổi mới trong tư duy
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định, ngành giáo dục phải tiên phong và giúp Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong chuyển đổi số về giáo dục đào tạo.
Ông Sơn nhấn mạnh, nhiệm vụ của ngành giáo dục trong sự nghiệp chuyển đổi số, một mặt phải chuyển đổi những hoạt động trong ngành, từ cách dạy và học đến quản trị, quản lý, hướng tới một hệ thống giáo dục có chất lượng tốt với chi phí thấp và người dân dễ dàng tiếp cận; một mặt phải phát triển con người và đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số quốc gia.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất trong quá trình chuyển đổi này chính là vấn đề con người. Việc thay đổi tư duy của cán bộ quản lý lẫn phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên, giảng viên là điều không hề dễ dàng.
“Con người phải thay đổi để thích nghi thì chuyển đổi số mới thành công. Bởi lẽ, giờ đây học sinh, sinh viên có quá nhiều kênh thông tin, tài liệu. Người thầy cần phải thay đổi từ việc truyền thụ kiến thức sang biết chọn lọc và tập hợp kiến thức để xây dựng được chương trình, giáo án; đặc biệt phải làm sao cá thể hóa tới từng học sinh”, ông Sơn nói.
Ông Sơn dẫn chứng, khi còn là Hiệu trưởng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, vào thời điểm gấp rút, chiều thứ 7, tập thể lãnh đạo vẫn còn bàn việc có nên chuyển sang dạy trên nền tảng trực tuyến hay không thì đến tối đã phải ra quyết định.
Ngay hôm sau, toàn trường phải triển khai ngay. Sang tuần mới, 30% các lớp học đã chuyển sang online và tăng lên 90% sau đó 2 tuần.
Ngoài dạy và học, nhiều hoạt động khác như việc thu học phí, đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên cũng được thực hiện qua hình thức trực tuyến.
Sinh viên Bách khoa chỉ cần cầm điện thoại di động đến các sự kiện, quét mã QR, hệ thống sẽ tự động đưa vào để đánh giá điểm rèn luyện.
"Nói ví dụ này để thấy khi có sự thích ứng cao và có năng lực chuyển đổi thì việc chuyển đổi số hoàn toàn khả thi” - Thứ trưởng Sơn nói.
Đồng tình với nhận định này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhìn nhận, trong sự nghiệp chuyển đổi số, trường đại học phải trở thành một quốc gia thu nhỏ.
“Những bộ phận tinh hoa của quốc gia đều có thể nhìn thấy ở trong trường đại học. Do đó, trường đại học không chuyển đổi số thành công thì quốc gia cũng không thể chuyển đổi số thành công được”, ông Dũng nói.
Song theo ông Dũng, một trong những điểm đột phá có thể lựa chọn trong giai đoạn tới là phát triển hệ sinh thái nội dung số, bởi từ môi trường số, học liệu số thì mới có thể thay đổi phương pháp dạy và học.
Trong quá trình chuyển đổi, vai trò của giáo viên, giáo viên vô cùng quan trọng.
“Giáo viên lúc này giống như huấn luyện viên. Sự khác biệt của giáo viên trong kỷ nguyên số là sự xâu chuỗi tài nguyên học tập thành một giáo trình học tập hấp dẫn thay vì những video bài giảng nhàm chán" - ông Dũng nói.
Cần xây dựng nền tảng trực tuyến chung
Là một trong những đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định, nhiều trường đại học vẫn gặp nhiều vướng mắc, trong đó có vấn đề nên sử dụng phần mềm nào để sinh viên học trực tuyến.
Do đó, ông đề xuất cần thiết phải xây dựng một nền tảng giảng dạy trực tuyến chung cho các trường đại học ở Việt Nam.
“Nếu được như vậy thì rất tốt vì toàn bộ cơ sở dữ liệu, học liệu sẽ đưa lên nền tảng này và Bộ GD-ĐT sẽ là đơn vị quản lý tài nguyên”.
Bên cạnh đó, để xây dựng được một đại học số hóa, GS Đức cũng đề xuất cần xây dựng một phần mềm quản trị đại học gồm tất cả dữ liệu về tài chính, nhân lực,... Trên cơ sở đó, các trường và nhà quản lý có thể đánh giá, thậm chí dự đoán được tương lai phát triển của nhà trường.
Ngoài ra, theo GS Đức, Bộ GD-ĐT có thể tạo ra một bộ tiêu chí để đánh giá quá trình chuyển đổi số của các trường đại học.
“Thực tế khi chúng tôi chuyển sang học trực tuyến, nhiều giảng viên sinh ra tâm lý ngại áp dụng công nghệ mới. Trong khi đó, điều quan trọng nhất khi dạy học trực tuyến là giáo viên vẫn phải tương tác với từng em và hiểu rõ cá nhân từng học trò. Làm được điều đó, việc học trực tuyến mới thực sự hiệu quả. Tất nhiên, vai trò của giảng viên cũng yêu cầu cao hơn và họ phải vất vả hơn rất nhiều.
Tôi cho rằng đây là tâm lý chung của giáo viên, giảng viên ở rất nhiều trường. Vì vậy, việc xây dựng bộ chỉ số để đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển đổi là rất cần thiết”, GS Đức nói.
TS Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch ĐH Văn Lang cũng đề cập đến những thay đổi lớn trong giáo dục hậu Covid-19 và cho rằng đây là thời điểm thích hợp tạo ra cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam bứt phá.
“Chúng ta cần thay đổi toàn bộ suy nghĩ và cách thức vận hành”, ông nói, đồng thời cho rằng với sự hỗ trợ của Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ GD-ĐT, có thể tổ chức thí điểm tại một số trường đại học.
Theo TS Trí, cần có một tổ công tác theo dõi sát sao, có kế hoạch cụ thể về thời gian, và thậm chí giao chỉ tiêu để thực hiện.
"Làm sao trong đề án thí điểm này, chúng ta đặt ra mục tiêu trong một thời gian nhất định phải chuyển được ít nhất 5 trường đại học chuyển đổi số tương đối. Đây chính là cái hình mẫu để trường phía sau thực hiện theo” - ông Trí nói.
Thúy Nga
Chuyển đổi số giáo dục để Việt Nam phát triển hùng cường, thịnh vượng
Giáo dục, nhất là giáo dục đại học sẽ là nền tảng quan trọng để Việt Nam bứt phá vươn lên và phát triển hùng cường, thịnh vượng. Việc đổi mới giáo dục, đại học Việt Nam chỉ có thể thực hiện thông qua chuyển đổi số.