【kqbd h1 anh】Hóa giải thách thức về sở hữu trí tuệ trong EVFTA cho doanh nghiệp Việt

Thể thao 2025-01-10 19:15:17 2172

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh tại hội nghị EVFTA - các cam kết quan trọng về sở hữu trí tuệ và những điều cần lưu ý,óagiảitháchthứcvềsởhữutrítuệtrongEVFTAchodoanhnghiệpViệkqbd h1 anh do Bộ Công thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sáng 27/8, tại Hà Nội.

Đặt ra tiêu chuẩn gắt gao về sở hữu trí tuệ

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá, bước ký kết các hiệp định thương mại (FTA) nói chung, EVFTA nói riêng mới chỉ là khởi đầu, sau đó còn rất nhiều việc chúng ta phải làm để có thể đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân.

"Đối với những FTA thế hệ mới, phạm vi không chỉ dừng ở các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, mà còn có một số vấn đề phức tạp hơn, ví như sở hữu trí tuệ" - Bộ trưởng nhấn mạnh. Trong đó, EVFTA sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ về sửa đổi pháp luật trong nước cũng như những khó khăn, gánh nặng đối với cộng đồng doanh nghiệp khi thực thi.

hội nghị bộ công thương

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: moit

Bàn về câu chuyện này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết, phần sở hữu trí tuệ trong EVFTA gồm các cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý... Đa số các cam kết này phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, EVFTA đặt ra một số tiêu chuẩn cao hơn hoặc khác biệt so với quy định trong pháp luật Việt Nam. Ví như vấn đề bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU với mức độ bảo hộ cao như mức độ mà pháp luật Việt Nam đang bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang và rượu mạnh; quy định về chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu hay đền bù cho chủ sở hữu sáng chế do chậm trễ thủ tục cấp phép... Các quy định này đang được nghiên cứu để đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, dự kiến trình Quốc hội vào năm 2021.

Còn theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), không phải ngẫu nhiên mà sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý là một trong những vấn đề khó đàm phán nhất trong EVFTA. Đồng thời, chương Sở hữu trí tuệ cũng là một trong những chương có dung lượng lớn nhất trong toàn hiệp định này.

"Chúng ta đều biết, EU là khu vực xuất khẩu các sản phẩm trí tuệ hàng đầu thế giới. Bởi lẽ đó, nhu cầu tăng cường bảo hộ cũng như thực thi việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ rất cao và được thực hiện nghiêm ngặt. Chưa hết, EU cũng đồng thời có chế độ bảo hộ đặc thù đối với chỉ dẫn địa lý và rất chú trọng việc bảo hộ loại quyền sở hữu trí tuệ này" - ông Linh phân tích.

Doanh nghiệp đừng để rơi vào tranh chấp, kiện tụng

Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng và hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đầy đủ, vững mạnh chính là cơ sở pháp lý, tiền đề để kiểm soát hiệu quả các hoạt động kinh doanh và bảo vệ thương hiệu. Đó cũng sẽ là động lực thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia, tăng cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, tạo môi trường hiện đại cho doanh nghiệp phát triển, cá nhân sáng tạo... Vì vậy, Nhà nước cần sớm hoàn thiện quy định pháp luật về lĩnh vực này.

Bộ trưởng Bộ Công thương cho rằng, đặt trong bối cảnh, nhận thức chung về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện vẫn còn ở mức rất thấp, so với mức độ cam kết khá cao về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong EVFTA sẽ tạo ra những thách thức, khó khăn không nhỏ. Do đó, cần tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các cam kết của EVFTA trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Đồng tình với ý kiến trên, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) chia sẻ thêm, hiện người tiêu dùng Việt sử dụng đồ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà không biết, còn doanh nghiệp thì chưa chủ động, ngại đấu tranh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình. "Hơn ai hết, bản thân doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, nhận biết được các quyền của mình và tham gia mạnh hơn vào quá trình nội luật hoá" - bà Trang nhấn mạnh.

Trong EVFTA, rủi ro vi phạm, rủi ro chi phí do bị xử lý vi phạm tăng lên sẽ là yếu tố đặc biệt đối với các doanh nghiệp và chủ thể sử dụng sản phẩm được bảo hộ. Bên cạnh đó, EVFTA quy định rất cao về thẩm quyền của tòa án trong quyết định các biện pháp tạm thời đối với không chỉ các chủ thể vi phạm, mà còn cả các chủ thể đang lưu giữ hàng hóa vi phạm, thậm chí có thể áp dụng các biện pháp khác như đóng băng tài khoản... Do đó, doanh nghiệp không nên để xảy ra tranh chấp, kiện tụng.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lưu ý, chắc chắn quy định về việc chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ một cách cụ thể và nghiêm minh hơn sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát, ví dụ như kiểm soát tại biên giới..., nhất là khi bị rơi vào tranh chấp, kiện tụng - đây là nguy cơ hiện hữu và rất dễ xảy ra. Vì vậy chúng ta cần có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo thi hành đầy đủ và hiệu quả các cam kết nhằm tận dụng tốt các cơ hội từ hiệp định.

Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết thêm, trong thời gian vừa qua, cơ quan quản lý đã chủ động triển khai các nhiệm vụ nhằm thực thi đầy đủ, nghiêm túc các cam kết của Việt Nam trong EVFTA về sở hữu trí tuệ và hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Trong đó, riêng về các cam kết sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đang hoàn thiện dự thảo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ; hoàn thiện các thủ tục cần thiết cho việc gia nhập Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp - một trong các cam kết của Việt Nam trong vòng 2 năm sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Đặc biệt, Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Công thương trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ vào tháng 6 vừa qua nhằm thực thi một số cam kết bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định CPTPP, cũng là một bước chuẩn bị đầu tiên để nghiêm túc thi hành các cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA.

Còn các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang hoàn thiện một số nội dung và đề án liên quan để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng hệ thống hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại nói chung và thực thi các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại trong Hiệp định EVFTA nói riêng, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019./.

Tố Uyên

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/205b299214.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024

Kỷ lục chưa từng có, xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ USD

Tỷ giá USD, Euro ngày 8/1: Lãi suất tăng, USD tăng giá

Kinh nghiệm từ Thừa Thiên Huế

Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn

Hà Nội: Thực hiện trên 12.000 cuộc thanh tra, kiểm tra thuế

Giá vàng hôm nay 7

Hải quan Quảng Ninh có 93% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

友情链接