【giờ bóng đá hôm nay】Hướng đi phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ cấu lại nguồn thu

doanh nghiệp

Nhiều nội dung sửa đổi về thuế GTGT,ướngđiphùhợpđểhỗtrợdoanhnghiệpcơcấulạinguồgiờ bóng đá hôm nay thuế TNDN, thuế TNCN đã thể hiện rõ tinh thần hỗ trợ cho khu vực DN, đặc biệt là DNNVV.

Đồng thời, dự thảo cũng hướng tới mục tiêu cơ cấu lại nguồn thu, dựa nhiều hơn vào thuế gián thu thay vì thuế trực thu để phù hợp tình hình thực tế hiện nay. Đây là đánh giá chung của TS Vũ Đình Ánh về những nội dung sửa đổi tại dự thảo một luật sửa 5 luật về thuế.

PV: Thưa ông, Dự án một luật sửa 5 luật về thuế đưa ra lấy ý kiến đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của dư luận. Nhìn một cách tổng thể, ông đánh giá thế nào về những nội dung sửa đổi của các luật thuế này?

- TS Vũ Đình Ánh: Trước hết, tôi ủng hộ cách làm của Bộ Tài chính khi xây dựng dự thảo một luật sửa đồng thời 5 luật thuế khác nhau. Các căn cứ để xây dựng các nội dung sửa đổi của cả 5 luật thuế lần này dựa vào các văn bản nghị quyết vừa mang tính pháp lý cũng như phù hợp các định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại NSNN và hệ thống tài chính, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của chúng ta. Điểm không kém phần quan trọng là chúng ta điều chỉnh chính sách thuế để phù hợp những thay đổi của các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như tiệm cận các thông lệ quốc tế, chuẩn mực thế giới trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực thuế nói riêng.

Nhìn vào từng nội dung sửa đổi trong dự thảo lần này, có rất nhiều điều chúng ta đi đúng hướng và đã bám sát các chủ trương, đường lối chính sách đã ban hành trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội… Đồng thời, cũng có nhiều nội dung thay đổi theo hướng tăng cường sự hỗ trợ liên quan tới việc thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Chúng ta cũng rà soát để tăng cường kỷ luật thu NSNN, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các DN, các thành phần kinh tế. Một điểm đáng chú ý nữa là dự thảo đã sửa đổi nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp phát sinh trong quá trình triển khai các luật này. Tôi cho rằng đây là những thay đổi nội dung phù hợp thực tế cũng như góp phần tác động tích cực đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của chúng ta trong giai đoạn tới đây.

PV: Ông đánh giá thế nào về những sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế giúp tháo gỡ khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh cho DN được đưa ra trong dự thảo luật? Các chính sách này sẽ có tác động ra sao, thưa ông?

- TS Vũ Đình Ánh: Một trong những nội dung quan trọng nhất của dự án sửa đổi các luật thuế là cụ thể hóa một số chính sách ưu đãi về thuế TNDN theo Luật Hỗ trợ DNNVV vừa được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ 2018 tới đây. Theo đó, nhiều nội dung sửa đổi liên quan tới quy trình thủ tục và các chính sách về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN đã thể hiện rõ tinh thần hỗ trợ cho khu vực DN, đặc biệt là DNNVV.

TS Vũ Đình Ánh
TS Vũ Đình Ánh

Tôi đánh giá đây là những nội dung sẽ có tác dụng thúc đẩy tích cực đối với DNNVV vì với tiềm lực tài chính của họ còn hạn chế, thì các ưu đãi về thuế suất cũng như rút gọn các thủ tục quy trình trong quá trình thực thi sẽ giúp các DNVVV có điều kiện hoạt động thuận lợi hơn. Đặc biệt chính sách thuế sửa đổi, bổ sung lần này cũng thể hiện sự quan tâm đến rất nhiều đặc thù của DNNVV, không chỉ liên quan đến nguồn lực tài chính, quản trị, mà còn có các nội dung như quy định rút gọn về kế toán, kiểm toán, để giúp DNNVV thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách thuận tiện hơn. Ngoài ra, cũng có khá nhiều quy định liên quan tới nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong thu nộp NSNN giữa các DN. Đây là một điểm cũng rất quan trọng giúp cho các DNNVV có môi trường kinh doanh, tài chính, nghĩa vụ với NSNN một cách công bằng bình đẳng, thông qua đó giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh.

PV: Dự thảo luật cũng có nhiều nội dung nhằm mục tiêu mở rộng cơ sở thuế, chuyển hướng từ thuế thu nhập sang thuế tiêu dùng, tập trung vào nguồn thu nội địa, một xu hướng đang phổ biến ở các nước hiện nay. Theo ông, điều này có phù hợp?

- TS Vũ Đình Ánh: Trước hết, sự dịch chuyển cơ cấu thu ngân sách của chúng ta chịu tác động từ nhiều yếu tố, trong đó nổi bật là 2 yếu tố. Một là khoản thu từ tài nguyên, chủ yếu là từ dầu thô, đã bị tác động tiêu cực của giá dầu thô thế giới và triển vọng cũng không tốt hơn trong những năm tới. Hai là khoản thu quan trọng năm qua là thu từ xuất nhập khẩu cũng chịu tác động của các cam kết quốc tế khi chúng ta hội nhập. Do đó, chắc chắn cơ cấu thu ngân sách của chúng ta nói chung cũng như cơ cấu thu từ thuế, phí nói riêng sẽ phải thay đổi để đáp ứng với tình hình mới. Trong cơ cấu thu ngân sách, liên quan tới thuế trực thu và thuế gián thu, cần tạo ra một cơ cấu thu giữa trực thu và gián thu một cách hợp lý nhất, giúp cho thuế thể hiện và phát huy tốt được 3 chức năng cơ bản của mình. Đó là công cụ để phân phối lại thu nhập, công cụ điều tiết nền kinh tế và cuối cùng, tạo nguồn thu cơ bản và chủ yếu cho NSNN.

Trong bối cảnh thuế trực thu hiện nay của chúng ta mới chủ yếu bao gồm thuế TNDN và thuế TNCN, việc chúng ta cần dựa nhiều hơn vào các sắc thuế gián thu cũng là hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế. Phải thấy rằng, kể cả với những sắc thuế gián thu hay trực thu, trong quá trình thực thi và quản lý thuế thời gian vừa qua, cũng còn khá nhiều những điểm, đối tượng mà chúng ta có thể khai thác để tăng thu được thông qua tăng cường kỷ luật, kỷ cương NSNN, thông qua việc hoàn thiện, cải tiến các công cụ quản lý thu thuế, mở rộng các đối tượng thu thuế và quan trọng nhất là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các DN trước nghĩa vụ với NSNN.

Ngoài ra, trong các sắc thuế gián thu, để nâng cao hiệu quả của chính sách, chúng ta cũng cần tăng cường các công cụ kiểm soát về chế độ hóa đơn, chứng từ, về thu nhập, đẩy mạnh việc kiểm soát các cơ sở thu thuế và đặc biệt là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế tối đa sự gian lận, thất thoát nguồn thu.

PV: Nói đến chức năng quan trọng của chính sách thuế là định hướng tiêu dùng, trong dự thảo lần này, lần đầu tiên chúng ta cũng đưa ra việc đánh thuế TTĐB đối với nước ngọt, đồng thời nâng mức thuế TTĐB với một số mặt hàng như xì gà, thuốc lá… nhằm mục tiêu hạn chế tiêu dùng những mặt hàng này. Ông đánh giá thế nào về quy định này?

- TS Vũ Đình Ánh: Đối với sắc thuế TTĐB, chức năng quan trọng nhất là định hướng tiêu dùng, thứ hai là chức năng phân phối lại thu nhập. Trong trường hợp một số mặt hàng cụ thể được nêu trong dự thảo lần này, tôi cho rằng có những mặt hàng chúng ta cần điều chỉnh như đối với thuốc lá, xì gà…, là những mặt hàng không khuyến khích nên hoàn toàn có thể xem xét điều chỉnh về thuế suất. Bên cạnh đó, khi thực thi chính sách, chúng ta cũng cần tiếp tục siết chặt kỷ luật thu để chống thất thu đối với những mặt hàng đánh thuế, vì ngoài ý nghĩa là nguồn thu thì ý nghĩa quan trọng hơn cả của thuế TTĐB là định hướng tiêu dùng và phân phối thu nhập. Mặc dù những mặt hàng đánh thuế TTĐB chỉ chiếm rất ít trong hàng chục vạn loại hàng hóa đang lưu thông trên thị trường nhưng nó phải phản ánh đúng bản chất, tính chất và thực hiện đúng chức năng của thuế, mà ở đây là thuế TTĐB.

PV: Xin cảm ơn ông!

H.Y (thực hiện)

Cúp C1
上一篇:5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
下一篇:Microsoft ra ​laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10