发布时间:2025-01-10 23:29:00 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Khơi thông tín dụng
Hơn 2 năm qua DN trong nước luôn phải đối mặt với nguy cơ giải thể, phá sản hoặc dừng hoạt động, làm cho mạch máu của nền kinh tế ngưng trệ. Để nhanh chóng hỗ trợ DN phát triển sản xuất, kinh doanh, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đề nghị Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho DN. Hiện nay chỉ tính riêng về mặt bằng lãi suất, các DN Việt Nam đã chịu mức cao hơn so với DN các nước trong khu vực. Mặt bằng lãi suất tiền vay của DN Việt Nam trong năm 2011 là 17%/năm, trong khi một số quốc gia khác trong khu vực lãi suất tiền vay chỉ ở mức bình quân từ 5-7%/năm như Phillipines, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia. Do vậy, Chính phủ cần có biện pháp chỉ đạo hệ thống ngân hàng tích cực trong việc chia sẻ rủi ro cùng với DN như tiếp tục hạ lãi suất cho vay, cho phép DN được thế chấp hàng tồn kho để vay vốn, bảo lãnh vốn vay cho DN hay Chính phủ chỉ đạo ngân hàng xây dựng các phương án đầu tư mua cổ phần của DN hiện tại đang gặp khó khăn nhưng có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai. “Có như vậy mới tạo được sự công bằng trong kinh doanh, khi có lợi thì DN và ngân hàng cùng hưởng” - ĐB Trần Quốc Tuấn chia sẻ.
Nhận định về một lợi thế của DN Việt Nam nhưng chưa được khai thác hết, ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho rằng, trong điều kiện hiện nay, thương hiệu của DN cần được quan tâm đúng mức. Theo ĐB, trong điều kiện hiện nay, khi các sản phẩm của nước ta đang được thị trường thế giới chấp nhận thì chúng ta phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu Việt Nam cho các mặt hàng có lợi thế như dệt may, giày, dép, thủy sản, đồ gỗ, gạo, cà phê. Việc xây dựng thương hiệu Việt trên thị trường thế giới đối với mỗi ngành, hàng ban đầu không chỉ riêng bản thân mỗi DN mà còn cần có sự hỗ trợ của các hiệp hội, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và cả khối cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Vì vậy, ĐB đề xuất, ngoài việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ các DN Việt Nam tham gia quảng bá sản phẩm tại các hội chợ nước ngoài, các ban, ngành hữu quan cần xây dựng các văn phòng, trung tâm giới thiệu sản phẩm của mỗi ngành ở những thị trường mà các sản phẩm Việt Nam đang có lợi thế, dù sản phẩm này mang thương hiệu Việt Nam hay chỉ do DN Việt Nam sản xuất. Việc có văn phòng đại diện và các trung tâm giới thiệu sản phẩm sẽ là cơ hội để DN Việt Nam và những người mua thường xuyên gặp nhau, cùng trao đổi để cho ra những sản phẩm phù hợp với thị trường tại mỗi thời điểm cũng như phát triển lâu dài cho mỗi sản phẩm đó. Đây chính là tạo mối liên kết chặt chẽ giữa DN trong nước và khách hàng.
Giải phóng hàng tồn
Mặc dù Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã khẳng định hàng tồn kho đã giảm, tuy nhiên trong thời gian tới vẫn là một trong những vấn đề cần tháo gỡ sớm cho DN. Đề xuất giải pháp về vấn đề này, theo ĐB Trần Quốc Tuấn, Chính phủ cần nhanh chóng triển khai các chương trình, dự án của Chính phủ, điển hình như các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các chương trình phát triển nhà ở xã hội, chương trình xây dựng giao thông nông thôn. Khi triển khai các chương trình dự án này vừa góp phần giảm áp lực hàng hóa tồn kho cho DN, vừa kích cầu đầu tư trong nước. Song việc kích cầu trong nước vào lúc này là cần thiết nhưng cũng cần thận trọng trước lạm phát vì nó có khả năng sẽ quay trở lại.
Chia sẻ về giải pháp tháo gỡ hàng tồn kho, ĐB Lê Hữu Đức (Khánh Hòa) cho rằng, Chính phủ có thể phát hành trái phiếu công trình cho một số công trình trọng điểm quốc gia dân sinh, ưu tiên cho hệ thống giao thông vận tải, ví dụ như đường 1A, từ đó tiêu thụ được sắt thép, xi măng, vật liệu, hàng tồn kho. Các DN cũng phải cố gắng vươn lên tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm, thực hiện giảm giá hậu mãi tốt để tiêu thụ được hàng. Bản thân các DN cũng phải tích cực sử dụng sản phẩm của nhau, tham gia vào cuộc vận động người Việt ưu tiên sử dụng hàng Việt.
Trong mối tương quan giữa ngân hàng và DN, nhiều ý kiến ĐB Quốc hội nhất trí rằng, Chính phủ cần kiên quyết sắp xếp cho dừng hoạt động các ngân hàng nhỏ, ngân hàng yếu kém, nợ xấu cao, nợ quá hạn nhiều, mất khả năng thanh khoản, những ngân hàng này hoạt động sẽ làm rối loạn tình hình lãi suất trên thị trường. Việc này cũng nên được thực hiện đối với các DN yếu kém thường xuyên, không có khả năng khôi phục, nợ xấu nhiều, nợ quá hạn nhiều, không đủ tiêu chí để vay ngân hàng, có cứu thì cũng khó tồn tại, do đó nên sắp xếp lại và cho dừng hoạt động.
An Tư
相关文章
随便看看