Nhiều e ngại,àngloạtkhókhănhạnchếkhiếngóihỗtrợlãisuấtmớigiảingânđượty le keo vn một số khách hàng chủ động hoàn trả tiền lãi được hỗ trợ lãi suất 2% Khó đạt mục tiêu, vẫn quyết liệt triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% Đã hỗ trợ lãi suất tín dụng chính sách cho 3,3 triệu lượt khách hàng |
Theo báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tính đến 30/9/2023, trong số 44 ngân hàng thương mại (NHTM) được thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất, có 36 NHTM đã phát sinh số tiền hỗ trợ lãi suất với doanh số hỗ trợ lãi suất đạt hơn 190.000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt hơn 63.000 tỷ đồng.
Số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế từ đầu chương trình đạt khoảng 873 tỷ đồng cho hơn 2.200 khách hàng (chủ yếu cho khách hàng doanh nghiệp chiếm 99%). Nhưng với kết quả này, gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được hơn 2,18%.
Trong đó, một số NHTM có kết quả hỗ trợ lãi suất tích cực, như VietinBank (chiếm 22,28% tổng số hỗ trợ lãi suất), HSBC (chiếm 17,25%), BIDV, Vietcombank, Agribank, Techcombank…
VietinBank có kết quả hỗ trợ lãi suất tích cực khi chiếm hơn 22% tổng số hỗ trợ. |
NHNN cho biết, thực hiện theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, NHNN và ngành ngân hàng đã tích cực phối hợp các bộ ngành triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Căn cứ thực tế triển khai, NHNN đã kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thông qua 10 Tờ trình báo cáo đầy đủ các khó khăn, vướng mắc đồng thời có các kiến nghị, đề xuất cụ thể đối với Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương để thúc đẩy triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất.
Nói về khó khăn khiến gói hỗ trợ lãi suất này còn thấp, chưa như kỳ vọng, NHNN cho hay, chủ yếu do khách hàng không đáp ứng đối tượng được hỗ trợ lãi suất (ví dụ như khách hàng hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh...).
Một số khách hàng đáp ứng điều kiện hỗ trợ lãi suất nhưng lại có tâm lý e ngại công tác hậu kiểm; khó đánh giá về khả năng “phục hồi”; một số khách hàng lựa chọn vay USD để tận dụng lợi thế về lãi suất và nguồn thu bằng ngoại tệ nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất…
Đặc biệt, qua công tác kiểm toán chuyên đề của Kiểm toán Nhà nước đối với chính sách hỗ trợ lãi suất, Kiểm toán Nhà nước đã nhận định một số tồn tại hạn chế trong quá trình triển khai chính sách của các NHTM như: một số NHTM ban hành văn bản nội bộ hướng dẫn còn chậm; chưa thực sự chú trọng tập huấn, hướng dẫn đào tạo nội bộ.
Các NHTM cũng chưa cung cấp được bằng chứng thể hiện đơn vị chủ động tiếp cận, đồng hành, hướng dẫn khách hàng hiểu đúng, đủ về chính sách; văn bản hướng dẫn nội bộ chưa xây dựng tiêu chí để đánh giá “khả năng phục hồi” của khách hàng làm căn cứ xét duyệt; nội dung tuyên truyền, phổ biến chính sách còn sơ sài, không đầy đủ, rõ ràng; công tác rà soát, thống kê được số hồ sơ đủ điều kiện theo đánh giá chủ quan của ngân hàng còn chưa đầy đủ.
Chính vì thế, trong báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội tiếp tục giao Chính phủ triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%. Đối với số vốn không thực hiện hết sau khi kết thúc thời gian thực hiện chính sách (dự kiến 38.592 tỷ đồng), Chính phủ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn, không huy động nguồn lực, không làm tăng bội chi.
Đồng tình với kiến nghị này, trong báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, trong điều kiện tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2023 thấp, giải ngân vốn của Chương trình chậm. Nên Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện chính sách hỗ trợ 2% lãi suất này. Đối với số vốn không giải ngân hết kế hoạch sau khi kết thúc thời gian giải ngân của Chương trình, Chính phủ cần trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Luật Ngân sách nhà nước.
Về phía NHNN, cơ quan này cho biết sẽ quyết liệt thực hiện theo thẩm quyền các biện pháp để thúc đẩy triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất; chỉ đạo các NHTM tăng cường công tác thông tin truyền thông, hướng dẫn khách hàng, đối tượng thụ hưởng trong tiếp cận chính sách. NHNN cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền đẩy mạnh triển khai hỗ trợ lãi suất để các đối tượng quan tâm được tiếp cận chính sách hỗ trợ từ ngân sách; tạo thuận lợi và đẩy nhanh quá trình thanh toán, quyết toán hỗ trợ lãi suất.
Cũng theo báo cáo của NHNN, với Chương trình cho vay 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, đến nay, 13 NHTM đã đăng ký tham gia; doanh số giải ngân đạt gần 7.000 tỷ đồng cho trên 2.550 lượt khách hàng vay vốn, chiếm 46,7% tổng số tiền cam kết; trong đó, ngành thủy sản chiếm trên 63%, ngành lâm sản chiếm 37%. Ngoài ra, lũy kế đến cuối tháng 9/2023, các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là 140.699 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cơ cấu cho khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu chiếm 86,68%, khách hàng cá nhân chiếm 13,19%. |