当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【lịch thi đấu c2 châu âu】Mẹ không cô đơn

Một lòng trung thành

Tiếp chúng tôi là bà Đinh Thị Sính,ẹkhôngcôđơlịch thi đấu c2 châu âu năm nay 77 tuổi, cháu gái của mẹ Hạnh, cũng là người sát cánh cùng mẹ từ trong chiến tranh đến hôm nay. Vừa dùng chiếc khăn ướt mỏng lau nhẹ khuôn mặt của mẹ, bà Sính kể: “Cách đây khoảng một năm, tui đi chợ về thì thấy o bổ ngoài vườn. Bà bất tỉnh luôn đến chừ. Đến bữa, tôi vẫn đút được một chén cháo nhỏ và ít nước, nhưng o tui không còn biết chi nữa.”. Nói rồi, bà Sính đưa tay chỉ vào lỗ hổng to, sâu trên má trái của mẹ Hạnh để bắt đầu câu chuyện về một trong những người đáng kính của thế hệ trước.

Mẹ Hạnh khi còn khỏe

Người phụ nữ xinh đẹp của xã Phú Thạnh ngày ấy tiễn chồng ra Bắc chiến đấu khi đang mang trong mình một sinh linh nhỏ bé. Ở nhà sinh con, chờ chồng với o Hạnh là chưa đủ khi Tổ quốc cần sự chung tay của Nhân dân. Trong vai thôn nữ, sáng tối o xách giỏ đi đi, về về khắp nơi giữa sự ác liệt của đạn bom. Người thân bán tín bán nghi, đoán già đoán non, nhưng ai cũng hiểu nếu o hoạt động thì phải bí mật nên lờ đi như không biết. Tới ngày cần đưa thương binh vào hầm nhà chữa trị thì o Hạnh không giấu gia đình nữa. Là hội viên Hội Phụ nữ xã, o có nhiệm vụ thông tin kịp thời chỉ thị từ cấp trên về địa phương, rồi điều động nhân lực khi có lệnh, lúc thì vận tải gạo ra chiến khu… Nhưng nhiệm vụ chính của o Hạnh là nuôi giấu cán bộ và chăm sóc thương binh. Năm 1968, trong một lần Mỹ đi càn, o Hạnh đang chăm sóc thương binh thì trúng đạn ở má trái xuyên đến gáy. Vết thương quá nặng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, o Hạnh cũng đã bị lộ nên cấp trên quyết định đưa o sang căn cứ ở Hải Ngạn (nay là xã Phú Diên) vừa chữa trị vừa tránh địch. Lúc này, con trai o đã là du kích và bị chỉ điểm. Mẹ bị thương là lúc anh nhận quyết định nhập ngũ. Dù lo lắng vì không chăm được mẹ, nhưng anh chỉ biết gửi mẹ cho chị Sính để lên đường làm nhiệm vụ. Và từ đó, mẹ con o Hạnh không còn gặp lại nhau nữa.

 “Sau 3 tháng, viên đạn tự rơi ra khỏi đầu o tui như một kỳ tích. Coi như không còn nguy hiểm tới tính mạng dù sức khỏe của bà càng ngày càng yếu”. bà Sính nhớ lại. Ở Hải Ngạn được vài tháng thì o Hạnh lại bị địch phát hiện. Năm 1973, một lần nữa bà Sính đem o mình lên Huế gửi ở nhà người quen bên ngoại. Thời điểm này, sức khỏe mẹ Hạnh vẫn chưa hồi phục, vết thương nhiều lần tái phát, tinh thần không còn tỉnh táo. Ở Huế được 3 năm thì mẹ bị địch bắt nhốt vào Lao Thừa Phủ. Bà Sính cũng bị lộ và không ai được thăm trong thời gian mẹ bị giam trong tù. Sau ngày quê hương giải phóng, mẹ Hạnh trở về quê với thân thể tàn tạ do chịu những trận tra tấn dã man. Cũng thời gian đó, mẹ nhận được giấy báo con trai mẹ là chiến sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh ngày 1/9/1969.

Mẹ không cô đơn

Đất nước hòa bình là niềm vui lớn của cả dân tộc. Hòa bình, mẹ Hạnh chỉ đủ sức khỏe cố gắng tự lo những sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Nhưng từ đó đến giờ, chưa bao giờ mẹ phải cô đơn.

Người đồng chí, người cháu gái Đinh Thị Sính sau 2 năm không gặp o Hạnh vui mừng khôn xiết khi thấy o tự về quê. Lúc đó, chồng bà Sính đã hy sinh. Bà lấy chuyện chăm sóc o ruột và các con làm niềm vui trên mảnh đất cha ông để lại. Cứ thế, hơn 40 năm trôi qua, mẹ Hạnh sống trong sự chăm sóc tận tình của các cháu, của chòm xóm và sự tri ân của Nhà nước. Ngày 15/4/1980, mẹ nhận Bảng vàng dành cho Gia đình vẻ vang; ngày 14/12/1988 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba; ngày 4/4/1995 mẹ nhận danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng vì đã có con độc nhất hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc… và nhiều huân chương, bằng khen khác. Năm 2002, Công ty TNHH Khách sạn Xanh xây tặng mẹ căn nhà tình nghĩa trên khu vườn đó và nhận phụng dưỡng mẹ suốt đời. Đến năm 2013, UBND huyện Phú Vang trích từ ngân sách dành cho người có công cách mạng thêm 20 triệu đồng để sửa chữa lại nhà cho mẹ. Hàng tháng, tổng số tiền mẹ Hạnh được nhận đủ để bà Sính lo thuốc thang và nhờ thêm người phụ bà làm vệ sinh cá nhân cho mẹ, vì bà Sinh giờ tuổi cũng đã cao, các con đã lập gia đình ở xa.

Hai người phụ nữ trong căn nhà nhỏ, người đã 90 (mẹ Hạnh sinh năm 1926), người trẻ cũng 77 tuổi. Họ từng là những chiến sĩ cách mạng, hy sinh người thân, cống hiến một phần thân thể cho quê hương. Mẹ nằm đó, gần như bất động, nhưng tình thương, sự quan tâm của mọi người dành cho mẹ luôn tràn đầy.

Khi chúng tôi hoàn thành bài viết này, thì nghe tin mẹ Hạnh vừa qua đời. Trong đám tang của mẹ, tuy không nhiều những vành khăn tang của người thân, nhưng trong dòng người đến đưa tiễn mẹ có nhiều vị lãnh đạo các cấp, đông đảo người dân và đồng chí của mẹ đến đưa tiễn.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

分享到: