【kq trận pháp】Thực hiện nhiệm vụ tài chính
Thu ngân sách năm 2018 ước vượt trên 6% dự toán
Theựchiệnnhiệmvụtàichíkq trận phápo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, năm 2018 đã tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) và nợ công theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Quốc hội, góp phần ổn định vĩ mô, tăng cường an ninh an toàn tài chính quốc gia.
Kết quả thu NSNN tính đến trưa ngày 28/12/2018 đạt xấp xỉ 1.397 nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% dự toán Quốc hội giao, trong đó thu ngân sách trung ương (NSTW) đạt 103,4% dự toán, thu ngân sách địa phương (NSĐP) đạt 109,3% dự toán.
“Để có được kết quả nêu trên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi đã chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan làm việc tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu năm, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định; xử lý quyết liệt nợ đọng thuế, phấn đấu đưa số nợ thuế có khả năng thu hồi cuối năm 2018 về thấp hơn năm 2017”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Trên cơ sở đó, ước thu NSNN năm 2018 vượt khoảng trên 80 nghìn tỷ đồng (trên 6%) so dự toán; cả thu NSTW và NSĐP đều vượt dự toán. Quy mô thu NSNN đạt trên 25%GDP, trong đó thu từ thuế, phí đạt trên 21%GDP.
Theo người đứng đầu ngành Tài chính, trong năm 2018, đã tiếp tục quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán; thực hiện điều chỉnh tăng 7% tiền lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công. Trong năm đã siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính – ngân sách theo Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cơ cấu chi chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt trên 27% (mục tiêu là 25-26%); chi thường xuyên còn dưới 62% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%).
Trong điều hành, đã chủ động sử dụng dự phòng để xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh; xuất cấp trên 120 nghìn tấn gạo và các mặt hàng dự trữ khác, đảm bảo nhanh chóng ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, không để người dân bị đói; chủ động làm việc với một số địa phương còn khó khăn, hướng dẫn xử lý nguồn đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng của địa phương.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, đối với chi đầu tư, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo sát sao, liên tục, nhưng công tác giải ngân vốn đầu tư năm nay vẫn còn rất chậm. Ước đến 31/12/2018, giải ngân vốn NSNN mới đạt khoảng 66,6%; trong đó, vốn trái phiếu chính phủ đạt khoảng 35,5%. Nhiều bộ, ngành, địa phương đề nghị bổ sung kế hoạch trung hạn vốn ODA, nhưng thực tế giải ngân năm 2018 mới đạt khoảng 40% dự toán.
Về bội chi NSNN, nhờ sử dụng các khoản tăng thu, tiết kiệm chi, nên ước cả năm dưới 3,6%GDP (đã báo cáo Quốc hội là 3,67%).
Nợ công tiếp tục được cơ cấu lại, nâng cao tính an toàn, bền vững tài chính quốc gia. Với việc thực hiện huy động trái phiếu chính phủ theo tiến độ giải ngân vốn đầu tư, kết hợp với kiểm soát và giảm bội chi NSNN, nên dư nợ công đến hết năm 2018 ước thấp hơn 61%GDP (đã báo cáo Quốc hội là 61,4%GDP), nợ Chính phủ dưới 52%GDP (báo cáo Quốc hội là 52,1%GDP), nợ nước ngoài quốc gia khoảng 49,7%GDP.
Cơ cấu nợ được cải thiện. Kỳ hạn bình quân trái phiếu chính phủ năm 2018 là 12,6 năm; lãi suất bình quân là 4,67%/năm (năm 2017 là 5,98%). Đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm,... vào trái phiếu chính phủ năm 2018 đã tăng lên khoảng 50%. Nhờ phát triển thị trường vay trong nước, nên đã giảm dần phụ thuộc vào các khoản vay nước ngoài.
Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế tài chính
Một trong những thành công trong điều hành của ngành Tài chính trong năm 2018, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, đó là đã đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, góp phần thể chế hoá các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quản lý, sử dụng hiệu quả NSNN, tài sản, nợ công, đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), phát triển các thị trường tài chính, dịch vụ tài chính theo các nguyên tắc thị trường, phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế và hội nhập.
Đến nay, quy mô thị trường chứng khoán bằng khoảng 80% GDP, tăng 13% so với cuối năm 2017 và đã vượt mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội là đến năm 2020 đạt 70%GDP, từng bước trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Về nhiệm vụ cơ cấu lại DNNN, đã quản lý chặt chẽ việc định giá doanh nghiệp, chống thất thoát, tham nhũng trong cổ phần hoá và thoái vốn; bán cổ phần lần đầu 21 doanh nghiệp thu về 21,6 nghìn tỷ đồng và thoái vốn thu về 18,3 nghìn tỷ đồng, thặng dư 18,2 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, tiến độ triển khai chưa đạt yêu cầu, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Theo kế hoạch, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính đến ngày 20/12/2018, mới có 15 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Việc đăng ký, giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp cổ phần hóa chậm. Đến nay, còn 667 doanh nghiệp đã cổ phần hoá nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng tới mục tiêu đổi mới khu vực DNNN là tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết của Trung ương, năm 2018, Bộ Tài chính đã cắt giảm 536 đầu mối, trong khi vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả, thông suốt các hoạt động nghiệp vụ của ngành. Tính đến nay (tháng 12/2018), đã thực hiện cắt giảm theo chỉ tiêu biên chế được giao là 3.488 biên chế (tương đương 4,7% so với năm 2015). Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại NSNN gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đổi mới khu vực sự nghiệp công. Dự toán năm 2019 trình Quốc hội đã giảm khoảng 10 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên do cắt giảm biên chế.
“Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tiến độ triển khai đổi mới khu vực sự nghiệp công còn chậm. Đến nay mới ban hành 2/8 nghị định tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành và lĩnh vực; chỉ có khoảng 0,2% số đơn vị tự chủ được cả chi thường xuyên và chi đầu tư”, người đứng đầu ngành Tài chính nói.
Trong thực hiện các nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2018, ngành Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tài khoá và tiền tệ; đồng thời cũng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý điều hành giá cả, sử dụng hợp lý các công cụ về thuế, Quỹ bình ổn giá, lộ trình, mức độ điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ Nhà nước còn quản lý nhằm đảm bảo yêu cầu kiềm chế lạm phát...
Phấn đấu thu NSNN năm 2019 vượt 3% dự toán
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, thành công của năm 2018 là toàn diện và đáng ghi nhận, nhưng thách thức đặt ra cho năm 2019 còn rất lớn. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính nhất trí với phương châm hành động Chính phủ đặt ra cho năm 2019 là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, bứt phá, sáng tạo, phát triển".
Trong triển khai thực hiện, người đứng đầu ngành Tài chính đề nghị các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, tiếp tục bám sát Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Quốc hội, đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN. “Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sản xuất- kinh doanh, cần tăng cường quản lý thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế...; phấn đấu thu NSNN vượt dự toán trên 3%; bảo đảm mức động viên trên 23,5%GDP và tăng tỷ trọng thu từ thuế, phí lên trên 84%”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Về chi NSNN, quán triệt chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật tài chính; nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên 27%-27,5% trong tổng chi ngân sách, đồng thời kiên quyết khắc phục tình trạng giải ngân vốn đầu tư chậm; cơ cấu lại chi NSNN trong từng ngành, lĩnh vực trên cơ sở triển khai các Nghị quyết của Trung ương; giảm bội chi ngân sách xuống dưới 3,6% GDP; nợ công ở mức khoảng 61% GDP.
Thứ hai, khẩn trương trình Chính phủ ban hành các nghị định về tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công, quy hoạch mạng lưới; định mức kinh tế kỹ thuật,...; thực hiện lộ trình điều chỉnh giá gắn với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hỗ trợ các đối tượng chính sách và kiểm soát lạm phát.
Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước theo Nghị quyết số 18 Hội nghị Trung ương 6. Dự toán chi thường xuyên NSNN được bố trí theo đúng số biên chế của các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao.
Thứ ba, thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại DNNN theo đúng lộ trình đã được phê duyệt, gắn với việc đăng ký, niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán, tăng cường công khai, minh bạch, đổi mới quản trị. Thực hiện Nghị quyết Quốc hội, trong năm 2019, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về quản lý và sử dụng nguồn thu cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ tư, thực hiện quản lý chặt chẽ cung- cầu thị trường, bình ổn giá, chống đầu cơ tăng giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và tiêu thụ hàng giả, trước mắt là trong dịp Tết Nguyên đán.
Thứ năm, nâng cao kỷ luật, kỷ cương quản lý tài chính- ngân sách, kể cả trong thu- chi NSNN, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản..../.
Gỡ vướng sử dụng tài sản công thanh toán cho dự án BT Liên quan đến các kiến nghị của một số địa phương về việc ban hành nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho các dự án BT, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, để hướng dẫn Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và trình các cấp có thẩm quyền ban hành 16 nghị định, còn 2 nghị định về quản lý, sử dụng xe ô tô công và nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho các dự án BT. Theo Bộ trưởng, thực hiện yêu cầu của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính đã 5 lần báo cáo giải trình tiếp thu. Đồng thời, trong thời gian này, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn các địa phương tạm ngừng thanh toán. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, đây là vấn đề nhạy cảm, rất phức tạp và dễ xảy ra tiêu cực. Trên cơ sở tiếp thu giải trình của Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ đã 3 lần lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ. Quá trình xây dựng nghị định, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã 3 lần nghe báo cáo về vấn đề này và chỉ đạo điều chỉnh hoàn thiện dự thảo nghị định này. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chủ trì cuộc họp ngày 29/8 để chỉ đạo hoàn thiện nội dung này. Và trong phiên họp Chính phủ tháng 9/2018, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về vấn đề này. Hiện nay Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo nghị định và dự thảo nghị quyết hướng dẫn chuyển giao để lấp khoảng trống pháp lý theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định này. |
Minh Anh
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Tiếng thì thầm của làng nghề
- ·Truy thu thuế 240,4 tỉ đồng từ kiểm tra sau thông quan
- ·Bia mộ được tìm thấy tại khu đất đang làm bãi đỗ xe lăng Tự Đức là của bà tài nhân họ Lê
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 2/4: MU vs Leicester
- ·Điều tốt đẹp
- ·Sưu tầm, số hóa nhiều tài liệu Hán Nôm quý
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Chậm hàng loạt báo cáo, Công ty Quản lý quỹ Lộc Việt bị phạt
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Bayern chơi với 12 cầu thủ đấu Freiburg, chuyện hy hữu khó tin
- ·Chứng khoán phái sinh: Tránh mua đuổi giá cao
- ·Ronaldo hãy rời MU Haaland từ chối Man City
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·MU giành cú ăn 3, Man City cũng có thể làm được
- ·Hải quan Online: Nhanh nhạy!
- ·“Bốn mùa yêu thương”
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Bất chấp rung lắc, VN