当前位置:首页 > World Cup

【tỷ số pohang】Giá dầu thế giới về quanh mức 90 USD/thùng

Giá dầu thô thế giới đang duy trì quanh mức 90 USD/thùng,ádầuthếgiớivềquanhmứcUSDthùtỷ số pohang đã giảm so với thời điểm chạm mốc cao nhất là 130,5 USD/thùng.

Từ đầu năm 2022, giá dầu thô và giá xăng dầu thành phẩm thế giới có xu hướng tăng cao, thời điểm chạm mốc cao nhất đối với dầu WTI là 130,5 USD/thùng, dầu Brent là 139,13 USD/thùng vào ngày 07/3/2022.

Việc giá dầu thô và giá xăng dầu thành phẩm thế giới tăng cao dẫn đến giá cơ sở xăng dầu tại Việt Nam tăng cao, gây tác động đến nền kinh tếdo chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận tải tăng cao.

Hiện nay, giá dầu thô thế giới đã giảm so với thời điểm chạm mốc cao nhất là 130,5 USD/thùng vào ngày 07/3/2022 và đang tiếp tục duy trì quanh mức 90 USD/thùng.

Giá cơ sở xăng dầu tại Việt Nam, sau khi thiết lập mức cao nhất lịch sử vào kỳ điều chỉnh ngày 21/6/2022 đã giảm dần và giảm mạnh vào kỳ điều chỉnh ngày 11/7/2022 và ngày 21/7/2022 do tác động của việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu xuống mức sàn và giá dầu thế giới giảm. Sau 7 kỳ điều chỉnh giảm liên tiếp, giá xăng cơ sở hiện nay (kỳ điều chỉnh ngày 12/9/2022) đã thấp hơn so với kỳ điều chỉnh đầu năm (ngày 11/01/2022).

Cụ thể: Giá xăng E5RON92 là 22.231 đồng/lít, giảm 928 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 11/01/2022; xăng RON95 là 23.215 đồng/lít, giảm 661 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 11/01/2022. Việc giá cơ sở xăng dầu giảm trong các kỳ điều chỉnh gần đây đã góp phần ổn định mặt bằng giá, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpvà người dân.  

Theo dự báo của Bộ Công thương, giá bình quân các mặt hàng xăng (RON92, RON95) và dầu diesel thành phẩm trên thị trường thế giới (Platt Singapore) Quý IV/2022 sẽ ở mức 110-120 USD/thùng (tăng 18,64% - 31,49% so với cùng kỳ năm 2021), cả năm 2022 ở mức 115-125 USD/thùng (tăng từ 46,3% - 64,1% so với năm 2021) và năm 2023 ở mức 90-100 USD/thùng (giảm 25% - 28% so với ước giá bình quân năm 2022).

Với mức ước giá thành phẩm xăng dầu như trên, bình quân giá bán lẻ xăng dầu trong nước năm 2022 ước tăng so với bình quân giá bán lẻ xăng dầu năm 2021 từ 23,43% - 37,16% đối với mặt hàng xăng và tăng khoảng 36,1% - 46,4% đối với mặt hàng dầu diesel.

Cụ thể, trong Quý IV/2022, với mức ước giá thành phẩm xăng dầu thế giới bình quân ở mức 110 USD/thùng thì giá cơ sở bình quân tương ứng của xăng E5 RON92 khoảng 24.404 đồng/lít; xăng RON95 khoảng 24.684 đồng/lít và dầu diesel khoảng 20.488 đồng/lít.

Với mức ước giá thành phẩm xăng dầu thế giới bình quân ở mức 120 USD/thùng thì giá cơ sở bình quân tương ứng của xăng E5 RON92 khoảng 26.069 đồng/lít; xăng RON95 khoảng 26.498 đồng/lít và dầu diesel khoảng 22.102 đồng/lít.

Trong năm 2023, với mức ước giá thành phẩm xăng dầu thế giới bình quân ở mức 90 USD/thùng thì giá cơ sở bình quân tương ứng của xăng E5 RON92 khoảng 24.208 đồng/lít; xăng RON95 khoảng 24.354 đồng/lít và dầu diesel khoảng 18.910 đồng/lít.

Nếu mức ước giá thành phẩm xăng dầu thế giới bình quân ở mức 100 USD/thùng thì giá cơ sở bình quân tương ứng của xăng E5 RON92 khoảng 25.874 đồng/lít; xăng RON95 khoảng 26.169 đồng/lít và dầu diesel khoảng 20.524 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước hiện đã giảm mạnh so với thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7. Cụ thể, giá bán xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.781 đồng/lít; xăng RON 95 không cao hơn 22.584 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 22.536 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 22.441 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.656 đồng/kg.

So với đầu tháng 7/2022, mỗi lít RON 95 giảm hơn khoảng 10.200 đồng; E5 RON 92 giảm hơn 9.100 đồng; dầu diesel giảm hơn 7.00 đồng, dầu hỏa giảm gần 6.000 đồng/lít.

Trước biến động của giá dầu thế giới và nguồn cung trong nước (đáp ứng được 70-75%) nhu cầu, để góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước, các chính sách thuế phí đã được sử dụng để hạ nhiệt giá xăng dầu.

Theo đó, thuế bảo vệ môi trường đã được giảm kịch sàn trong khung thuế; để đa dạng hóa nguồn cung xăng nhập khẩu cho thị trường trong nước, Bộ Tài chínhđã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 để sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 từ mức thuế suất 20% xuống mức thuế suất 10%. 

Mới nhất, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và thuế giá trị gia tăng (VAT) của xăng, dầu.

Theo đó, Bộ này đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm tối đa 50% thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn. Thời gian giảm thuế dự kiến trong 6 tháng từ lúc Nghị quyết có hiệu lực.

Dự báo giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục diễn biến khó lường. Nhiều quốc gia đang phải đối phó với tỷ lệ lạm phát tăng cao kèm theo lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Việc giảm thuế kịp thời theo Bộ Tài chính là cần thiết để ổn định giá xăng dầu, góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát.

分享到: