TheânlựcngànhDulịchCungkhôngđủcầket quac1o thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện cả nước có khoảng 400 DN lữ hành quốc tế, trong đó các địa phương có số DN lữ hành quốc tế nhiều nhất là Hà Nội với 148 DN, TP.HCM có 144 DN. Về cơ sở lưu trú, cả nước có 6.000 cơ sở, với 130.000 buồng/phòng, trong đó 2.575 cơ sở được xếp hạng đạt từ tiêu chuẩn đến 5 sao. Nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng, sân gofl, và cơ sở giải trí cũng được đưa vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Song song với sự phát triển lớn mạnh ấy, đòi hỏi nguồn nhân lực phục vụ du lịch cũng khá lớn.
Vì vậy, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành Du lịch, số lượng nhân lực du lịch khoảng 1,3 triệu người như hiện nay là chưa đảm bảo, trong thời gian tới, mỗi năm cần đào tạo thêm khoảng 25.000 lao động mới đáp ứng đủ nhu cầu.
Bên cạnh đó, theo Th.s Nguyễn Quốc Nghi, Trường Đại học Cần Thơ, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch cũng cần phải chú trọng. Bởi trên thực tế, lao động được đào tạo đại học và sau đại học về du lịch chỉ chiếm 7,4% số lao động có chuyên môn du lịch, bằng 3,11% tổng số lao động. Không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng mà lực lượng lao động du lịch còn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa theo kịp những đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời, sự phân bổ nguồn nhân lực chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các trung tâm du lịch lớn còn những vùng sâu, vùng xa thì hầu như sử dụng nguồn nhân lực "cây nhà lá vườn". Tất cả những điều này sẽ là rào cản cho quá trình phát triển của ngành “công nghiệp không khói”.
Ngoài ra, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành. Các cơ sở đào tạo du lịch chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong khi đó, các trọng điểm du lịch, như: khu vực Tây Bắc, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên hiện còn thiếu cơ sở đào tạo du lịch. Vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo mới vẫn còn thiếu và không đồng bộ.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch vẫn còn hạn chế về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt là thiếu giáo viên tay nghề cao. Số giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ không nhiều, phương pháp đào tạo còn nặng về thuyết trình, độc thoại. Giáo trình đào tạo chuyên ngành du lịch còn chưa cập nhật lí luận và thực tiễn… Điều này khiến công tác đào tạo đội ngũ lao động trong ngành Du lịch không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của du khách, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành Du lịch Việt Nam đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Th.s Phan Văn Hùng, Trường Đại học Cửu Long đề xuất: Ngành Du lịch Việt Nam cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch trong cả nước. Trong đó chú trọng phát triển các đơn vị đào tạo du lịch tại những khu vực nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Đồng thời, liên kết các đơn vị đào tạo du lịch với các DN kinh doanh du lịch nhằm đánh giá chất lượng lao động phục vụ du lịch thông qua ý kiến của khách du lịch. Từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm cải tiến khung chương trình đào tạo sao cho phù hợp thực tế. Ngoài ra, ngành Du lịch là cầu nối liên kết giữa các đơn vị đào tạo du lịch trong và ngoài nước tạo cơ hội để đội ngũ giảng viên, đào tạo viên trong ngành có cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên du lịch trang bị kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ./.
Thu Dịu