Các hoạt động phòng,ồChíMinhBảođảmchấtlượngnguồncunghàngphụcvụTếlich hang 2 duc chống buôn lậu, gian lận thương mại phải luôn gắn kết chặt chẽ với công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hàng hóa phục vụ Tết đã sẵn sàng
Theo Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh Trần Trí Dũng, để chuẩn bị nguồn hàng hóa cung ứng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Sở Công thương phối hợp với các sở, ngành, làm việc với các doanh nghiệp để chuẩn bị nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Đến nay, công tác chuẩn bị nguồn hàng cơ bản hoàn tất, các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng cho 2 tháng Tết gần 20.000 tỷ đồng. Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết, tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị hơn 10.000 tỷ đồng, hàng bình ổn thị trường hơn 4.000 tỷ đồng. Lượng hàng chuẩn bị tăng từ 4,4% – 17,3% so với kế hoạch thành phố (TP) giao và tăng 12% – 21,2% so với kết quả thực hiện Tết Canh Tý 2020. Nhiều nhóm hàng chuẩn bị với số lượng lớn, chi phối từ 22% – 54,5% nhu cầu thị trường như: thịt gia cầm gần 7.500 tấn, trứng gia cầm gần 68 triệu quả, thực phẩm chế biến hơn 1.050 tấn, thịt gia súc gần 5.600 tấn, dầu ăn gần 1.700 tấn, gạo gần 4.000 tấn...
Về hoạt động phân phối, nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ Tết, Sở Công thương vận động các hệ thống siêu thị kéo giãn thời gian phục vụ khách hàng. SaiGon Co.op đã dự kiến trữ lượng tổng mức hàng hóa, bao gồm hàng bình ổn giá, tùy ngành hàng sẽ tăng từ 15% đến 30% so với năm trước. Số lượng hàng hóa trên sẽ đảm bảo đủ hàng bình ổn 3 tháng trước, trong và sau Tết.
Về công tác đảm bảo chất lượng, theo Phó Tổng Giám đốc SaiGon Co.op Nguyễn Vũ Toàn, hiện đơn vị đã bắt đầu tăng tần suất kiểm soát chất lượng hàng hóa lên 2 - 4 lần so với trung bình 6 tháng đầu năm, cao điểm 2 tháng cận Tết dự kiến sẽ tăng tần suất lấy mẫu lên gấp 8 - 10 lần so với quy chuẩn hiện nay. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán, tích trữ hàng hóa nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm, hàng hóa quá hạn sử dụng, các hành vi vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ.
Tăng cường chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái
UBND TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2021. Cùng thời điểm này, UBND TP cũng ban hành kế hoạch triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn. Văn bản chỉ đạo nêu rõ, yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời biểu dương những việc làm tích cực, lên án những biểu hiện tiêu cực, bao che, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, tham gia tố giác tội phạm, cùng chung tay với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện thống nhất, xuyên suốt; đảm bảo tính chủ động, tính thời sự trong định hướng dư luận; đổi mới công tác tuyên truyền cả bề rộng và chiều sâu.
Đối với hoạt động thương mại điện tử, dịp này TP tập trung tăng cường công tác quản lý, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng trong đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; từng bước góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động thương mại điện tử; xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tuân thủ các quy định pháp luật, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững.
Đại diện thường trực Ban Chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, trong năm 2020 và 2021 tập trung chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đặc biệt đối với sản phẩm có tính nhạy cảm như; trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid -19; giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh, xử lý đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng. Trong đó, tập trung vào quản lý các mặt hàng xăng dầu, thuốc lá, phân bón; nhóm hàng ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đông như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu...
Gia Cư