【số liệu thống kê về fiorentina gặp udinese】Đề xuất đưa kỹ năng sử dụng mạng xã hội vào môn Tin học
Đó là ý kiến được đưa ra trong hội thảo góp ý xây dựng Đề án ‘Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo,ĐềxuấtđưakỹnăngsửdụngmạngxãhộivàomônTinhọsố liệu thống kê về fiorentina gặp udinese lành mạnh trên môi trường mạng’ giai đoạn 2020-2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức vào sáng ngày 28/5.
Đại diện các ban ngành liên quan đã cùng nhau ngồi lại để thảo luận về cơ chế phối hợp liên ngành trong khuôn khổ hội thảo. Trả lời câu hỏi liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) có xem xét việc đưa các kỹ năng an toàn mạng vào chương trình môn Tin học hay không, ông Nguyễn Xuân An Việt, đại diện Bộ này cho biết, ngành giáo dục hiện có một lực lượng khá đông đảo với hơn 22 triệu học sinh, sinh viên (HSSV) và 1,4 triệu giáo viên.
‘Có thể nói là hầu hết các HSSV từ trung học trở lên đều biết đến mạng và sử dụng mạng một cách thường xuyên. Chính vì thế, đây luôn là vấn đề mà Bộ coi trọng và đưa ra nhiều giải pháp’.
Hội thảo góp ý xây dựng Đề án ‘Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng’ giai đoạn 2020-2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức vào sáng ngày 28/5. |
Ông Việt thừa nhận, khi môn Tin học vẫn chỉ là môn học tự chọn với học sinh Tiểu học và THCS thì ở giai đoạn này, việc đảm bảo an toàn mạng cho HSSV có phần mờ nhạt.
Tuy nhiên, từ năm 2018, Tin học trở thành môn học bắt buộc với học sinh từ lớp 3 đến lớp 12, vì thế nội dung này đã được chú trọng hơn rất nhiều. Cụ thể, trong chương trình lớp 3-4 có phần nội dung về ý thức bảo vệ thông tin cá nhân, giao tiếp qua Internet, nhận biết kẻ xấu lợi dụng thông tin gây hại…
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng đánh giá cao những giải pháp được đưa ra trong dự thảo đề án và cam kết sẽ phối hợp với Bộ TT&TT trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao an toàn mạng cho trẻ em.
Tiếp ý của ông Việt, ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, dự thảo đề án cũng đề xuất giải pháp hướng tới trang bị ‘bộ kỹ năng số’ cơ bản cho trẻ em. Cụ thể, sẽ đưa vào chương trình giáo dục các kiến thức, nhận thức về môi trường mạng cho trẻ em và kỹ năng cơ bản khi tham gia sử dụng Internet, cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị xâm phạm trên môi trường mạng.
Đại biểu góp ý tại hội thảo |
Một đại biểu đặt vấn đề: Hiện còn thiếu rất nhiều số liệu của Việt Nam liên quan đến bạo lực trẻ em trên không gian mạng. Vậy làm thế nào để đánh giá được tính hiệu quả và tính bền vững của Đề án?
Nhận xét về vấn đề này, bà Lê Hồng Loan - Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em, UNICEF Việt Nam khẳng định, ‘các số liệu về xâm hại, bạo hành trẻ em nói chung là rất khó, bởi vì bản chất vấn đề phức tạp, có liên quan đến tội phạm, xã hội và gia đình’.
Một lý do khác được bà nêu ra: Vì xâm hại trẻ em phần lớn lại là do người quen của gia đình, cho nên số liệu luôn là một vấn đề khó.
Theo báo cáo của các cơ quan của Chính phủ, từ năm 2015 đến nay chỉ có hơn 8000 trường hợp trẻ em bị xâm hại. ‘Tôi nghĩ rằng đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Thực tế, con số lớn hơn rất nhiều’.
Bà Loan cho rằng, đây chỉ là những trường hợp xâm hại, bạo hành trẻ em nghiêm trọng, được các cơ quan điều tra, truy tố cung cấp thông tin. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia sẽ có sự kết hợp giữa số liệu hành chính và số liệu điều tra.
‘Theo báo cáo của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ xâm hại trẻ em ở Việt Nam cũng không thấp hơn trên thế giới và cao hơn rất nhiều so với con số của các đơn vị hành chính’.
Vì thế, theo bà, bên cạnh việc củng cố hơn nữa việc xây dựng khái niệm thế nào là xâm hại trẻ em, bao gồm cả khái niệm xâm hại trẻ em trên Internet…, các cơ quan nên thực hiện những phương pháp điều tra khác để có con số chính xác hơn.
‘Có những báo cáo đã cho ra con số 8% trẻ em và người lớn ở Việt Nam phản ánh khi họ còn là trẻ em, họ đã trải qua tấn công tình dục’.
Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, một trong số các giải pháp là hướng tới trang bị ‘bộ kỹ năng số’ cơ bản cho trẻ em. |
Góp ý với dự thảo Đề án, GS. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển kỹ năng con người cho rằng ban soạn thảo cần lưu ý tới đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi.
Ông nêu thực tế, nhiều phụ huynh vô tư đăng hình ảnh con em mình trên mạng xã hội mà không ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn với các hình ảnh đó.
Đồng tình với ý kiến của GS. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho rằng, chúng ta không nên nghĩ rằng dưới 6 tuổi là không liên quan gì đến không gian mạng.
‘Trên thực tế cho thấy có nhiều phụ huynh đăng tải hình ảnh trẻ sơ sinh, chụp bộ phận nhạy cảm của trẻ em đưa lên mạng không đúng cách và vi phạm luật’.
Chính vì thế, các đại biểu đồng tình với ý kiến cho rằng, phụ huynh là đối tượng quan trọng cần được truyền thông, nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn mạng cho con em mình.
Bàn về quy chế phối kết hợp liên ngành, bà Lê Hồng Loan đánh giá, Việt Nam hiện vẫn còn đang thiếu điều này. Bà cho biết, trên thế giới có rất nhiều quốc gia có hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ và hiệu quả. Họ đặc biệt chú trọng tới quy chế phối kết hợp liên ngành, trong đó quy định rất rõ trách nhiệm của các cơ quan, bộ phận trong cơ quan đó khi phát hiện ra trường hợp trẻ em bị lạm dụng.
Ông Hoàng Minh Tiến cho biết, đây cũng là một trong những giải pháp cốt lõi được đưa ra trong dự thảo. Cụ thể, sẽ xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình xử lý trong việc tiếp nhận thông tin, điều tra, xử phạt… theo hướng mỗi khâu có một đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm.
Đề án ‘Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng’ giai đoạn 2020-2025 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng. Dự kiến, Đề án sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 6/2020. |
'Mọi giải pháp đều phải lấy trẻ em làm trung tâm'
Đó là khẳng định của đại diện UNICEF tại Việt Nam về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
下一篇:Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
相关文章:
- Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- An toàn thông tin mạng: Chìa khóa cho chuyển đổi số và bảo vệ thịnh vượng quốc gia
- Bài học quý báu cho Việt Nam trong hành trình phát triển công nghệ số Make in Vietnam
- Từ cậu bé bán dạo tới "ông trùm" thương mại điện tử
- VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- WHO kết luận mới về mối liên hệ giữa điện thoại di động và ung thư não
- Thực hư dùng công nghệ AI để dự đoán ngày qua đời
- Rau tăng giá chóng mặt vì mưa
- Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- Dự báo những mối đe dọa ngành an ninh mạng sẽ phải đối mặt trong năm 2025
相关推荐:
- Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- Nhận định, soi kèo Bologna vs Hellas Verona, 2h45 ngày 31/12: Chiến thắng thứ 3
- PV GAS giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau siêu bão Yagi
- Nguyễn Thanh Phượng: Sự minh bạch mới gây dựng được sự nghiệp bền vững”
- 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- Nhộn nhịp thị trường chăn thu đông
- Xử phạt hành chính Công ty cổ phần Viện Nghiên cứu và Phát triển Y học Globalstar
- Hội nghị giao ban Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia năm 2024
- Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- Kiểm định và hiệu chuẩn khác nhau như thế nào?
- Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet