Hạ tầng số góp phần đưa Việt Nam đạt mức thu nhập cao vào năm 2045
Ngày 9/10,ềntảngđểViệtNamtrởthànhquốcgiasốhiệnđạithôxếp hạng thổ nhĩ kỳ Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định 1132 phê duyệt "Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030".
Đây là một trong những chiến lược chuyên sâu của ngành TT&TT, cùng với nhiều chiến lược chuyên sâu khác đã được Bộ TT&TT tham mưu ban hành trước đó để đề ra con đường phát triển trong các lĩnh vực chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, an toàn an ninh mạng, bưu chính, chuyển đổi số báo chí, dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn.
Chia sẻ với phóng viên VietNamNetvề ý nghĩa của chiến lược phát triển hạ tầng số mới được phê duyệt, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay, chiến lược cụ thể hóa quan điểm đã được Thủ tướng Chính phủ nêu tại Hội nghị thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước ngày 21/9.
Đó là khuyến khích doanh nghiệp phát triển hạ tầng số “tiên phong cùng Chính phủ, chính quyền địa phương phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng văn hóa; đặc biệt hạ tầng giao thông về phát triển đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc, sân bay, bến cảng; hạ tầng chống biến đổi khí hậu, hạ tầng số, hạ tầng chuyển đổi xanh”.
Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 xác định hạ tầng số là hạ tầng của nền kinh tế, được Nhà nước ưu tiên phát triển và bảo vệ như hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng. Nhà nước sẽ tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển hạ tầng số.
“Chiến lược này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số xác định không gian phát triển mới, xây dựng định hướng phát triển doanh nghiệp mình trong giai đoạn 2024 - 2030”,đại diện Cục Viễn thông cho biết.
Cụ thể, theo chiến lược, hạ tầng số của Việt Nam có 4 thành phần chính: Hạ tầng viễn thông và Internet, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng vật lý - số, hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ.
Cùng với việc nêu rõ các quan điểm chính trong phát triển hạ tầng số Việt Nam, chiến lược mới được phê duyệt cũng xác định tầm nhìn là “Hạ tầng số là nền tảng để Việt Nam trở thành quốc gia số hiện đại, thông minh. Hạ tầng số Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn và bền vững ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới, góp phần đưa Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045”.
9 nhóm giải pháp phát triển hạ tầng số Việt Nam
Tại chiến lược mới ban hành, các mục tiêu cụ thể về phát triển hạ tầng số Việt Nam đến năm 2025 và đến năm 2030 cũng đã được đề ra.
Theo đó, phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình; 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga, cảng biển, sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G; đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới; mỗi người dân có 1 định danh số và 1 kết nối IoT... là những mục tiêu cần đạt trong thời gian từ nay đến hết năm 2025.
Những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 gồm có: 100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên; mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số; xây dựng, bảo đảm năng lực, sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng di động 6G; đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps; phát triển các trung tâm dữ liệu siêu lớn, trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng AI...
Để hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, bên cạnh các nhóm nhiệm vụ trọng tâm về phát triển 4 thành phần chính của hạ tầng số Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra 9 nhóm giải pháp cần tập trung thời gian tới, bao gồm: Hoàn thiện thể chế; ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng giao thông, năng lượng; huy động nguồn lực, bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực thực hiện; bảo đảm an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng; nghiên cứu phát triển; tiêu chuẩn, quy chuẩn; đo lường, quản lý, giám sát; hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế; và tuyên truyền, nâng cao năng lực khai thác hạ tầng số.
Trong đó, về ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng giao thông và năng lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành các chính sách, quy định bảo đảm hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác phải cho hạ tầng viễn thông được chia sẻ, dùng chung để hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông, bảo đảm hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế.
Cùng với đó, sẽ hoàn thiện các chính sách, thúc đẩy và bảo đảm trong quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải sẵn sàng cho phát triển hạ tầng số, cụ thể như ưu tiên không gian, vị trí, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng băng rộng, xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm trung chuyển Internet, trạm cập bờ kết nối quốc tế…
Còn ở nhóm giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng, các việc cụ thể cần được triển khai là thực thi văn bản quy phạm pháp luật, chính sách và văn bản hướng dẫn thi hành về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân; bảo vệ quyền lợi người sử dụng, ứng phó, xử lý ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên hạ tầng viễn thông...
Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng số có trách nhiệm từ chối hợp tác, kinh doanh với các tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật và không để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật sử dụng hạ tầng của mình.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì tổ chức thực hiện "Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030"; triển khai các hệ thống giám sát, quản lý, đo lường, đánh giá phát triển hạ tầng số bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược. Đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức triển khai chiến lược.
Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, hiện tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đã đạt 87,4%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 82,3%. Tính đến tháng 9, Bộ Công an đã kích hoạt hơn 57,1 triệu tài khoản định danh điện tử. |