【lich thi đau bong đa anh】Chống buôn lậu đường trước chiêu thức đối phó bằng chứng từ
Tình trạng buôn lậu đường đã diễn ra từ rất lâu trên tuyến biên giới Tây Nam,ốngbuônlậuđườngtrướcchiêuthứcđốiphóbằngchứngtừlich thi đau bong đa anh hàng loạt các vụ buôn lậu bị bắt giữ, khởi tố đưa ra xét xử nhưng chưa đủ sức răn đe. Hoạt động này vẫn diễn ra rầm rộ trong năm qua và dự báo năm 2017 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Tại sao đường lậu vẫn còn đất sống và công tác chống buôn lậu mặt hàng này bị “tắc” ở điểm nào? Đây là câu hỏi mà tất cả các địa phương vẫn đang tìm lời giải đáp.
Theo Cục Hải quan Kiên Giang, trong công tác đấu tranh chống buôn lậu mặt hàng đường cát trên địa bàn đang gặp nhiều khó khăn, hầu hết các phương tiện vận chuyển đường cát của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn đều có hóa đơn xuất hàng và nhập hàng. Các đối tượng thuê mướn cư dân biên giới dùng xe gắn máy lén lút vận chuyển đường cát trắng từ Campuchia về kho riêng tại khu vực thị xã Hà Tiên, sau đó chia nhỏ ra và thay đổi bao bì, nhãn mác nhằm hợp thức hóa đường nhập lậu; trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra thì họ xuất trình hóa đơn của các công ty kinh doanh đường trong nước để đối phó.
Cục Hải quan Kiên Giang cho biết, qua trao đổi với các cơ quan chức năng như Quản lý thị trường, Công an... thì đây cũng là vấn đề mà các cơ quan gặp phải và chưa có biện pháp hiệu quả để đấu tranh, ngăn chặn. Năm 2016, tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện quản lý bằng biện pháp khi các chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nhập, xuất đường cát ra vào kho thì phải trình báo hóa đơn. Tuy nhiên, cơ quan Thuế cho rằng việc quản lý đó là sai quy định (vì họ đã có hóa đơn xuất nhập hàng) nên không thực hiện được.
Đường lậu do Hải quan Đồng Tháp bắt giữ |
Tại Đồng Tháp, tình trạng này cũng diễn ra tương tự, đường lậu được các đối tượng vận chuyển thuê từ biên giới về khu vực nội ô thị xã Hồng Ngự, thay bao bì đường nội địa hoặc bao bì không nhãn hiệu, sau đó họ chuyển sâu vào nội địa bằng xe tải. Số lượng đường kết tinh tại điểm chứa hoặc đang trên đường vận chuyển luôn tương đương, phù hợp với số lượng đường kết tinh trong bộ hồ sơ mua đường trúng đấu giá đã có. Các đối tượng luôn sử dụng bộ hồ sơ mua đấu giá đường kết tinh hợp pháp để hợp thức hóa hàng lậu và đối phó với các lực lượng chức năng khi bị kiểm tra. Đây là thủ đoạn phổ biến nhưng các lực lượng chưa có giải pháp đấu tranh và mặc nhiên các đối tượng buôn lậu vẫn sử dụng hiệu quả.
Ngay sau khi bắt giữ đường kết tinh, lực lượng chức năng tiến hành xác định trị giá tang vật vi phạm đúng theo qui định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và mức giá được xác định phù hợp với thời điểm đó. Tuy nhiên trong thực tế, các đối tượng buôn lậu luôn muốn có bộ hồ sơ mua đường bán đấu giá nên họ bằng mọi cách tăng giá để đấu giá mua cho được lô hàng. Sau đó họ sử dụng bộ hồ sơ mua đường bán đấu giá để hợp thức hóa hàng lậu của lô khác và thực hiện quay vòng rất nhiều lần để đối phó với lực lượng chống buôn lậu.
Để ngăn chặn tình trạng này, tỉnh An Giang đề xuất với Chính phủ không bán đấu giá đối với đường cát nhập lậu và bán chỉ định cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa hoặc để lại cho các nhà máy đường tái chế, không để các đối tượng sử dụng bộ hồ sơ mua hàng tịch thu hóa giá của Nhà nước và hóa đơn mua đường cát của các nhà máy, công ty sản xuất, kinh doanh đường cát để hợp thức hóa đường nhập lậu.
Mặt khác, hiện nay việc xác định xuất xứ của mặt hàng đường cát trắng cũng không có quy chuẩn nào để nhận biết giữa đường cát trong nước và đường cát nhập lậu khi các đối tượng dùng thủ đoạn thay đổi bao bì, nhãn mác gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra, bắt giữ. Vấn đề này, thiết nghĩ các công ty sản xuất đường trong nước phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan chức năng trong việc xử lý.
Về lâu dài, các công ty sản xuất đường trong nước cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng, giá cạnh tranh, lúc đó người tiêu dùng sẽ lựa chọn đường trong nước, đường lậu tất yếu sẽ triệt tiêu.
Theo Ban chỉ đạo 389 các tỉnh biên giới phía Nam, số lượng đường lậu bị các lực lượng chức năng bắt giữ trong năm 2016 là khá lớn. Cụ thể, tỉnh An Giang đã bắt giữ gần 950 tấn đường, Long An khoảng 800 tấn, Tây Ninh 165 tấn, Đồng Tháp gần 40 tấn… |
相关文章
Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
Ảnh minh họaHiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại nước rửa chén giá rẻ được bán theo can lớ2025-01-12Long An: Kẻ đâm chết người tình do ghen tuông lãnh án tử hình
(VTC News) - Nghi ngờ người tình có tình cảm với người khác, Thanh mang thuốc chuột, dao từ An Giang2025-01-12Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu có 2 triệu, Xuyên Việt Oil nâng khống lên 219 tỷ
(VTC News) - Theo báo cáo của Xuyên Việt Oil gửi Bộ Công Thương, số dư Quỹ BOG tính đến ngày 31/5/202025-01-12Chuyển nơi ở có phải đổi biển số xe?
(VTC News) - Chuyển nơi ở thì có phải đổi biển số xe không là câu hỏi nhiều người thắc mắc và trong2025-01-12Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
Bộ GTVT vừa yêu cầu Cục Đường cao tốc VN; các Ban Quản lý dự án (QLDA) 2,2025-01-12Bắt nhóm thanh niên chuyên trộm cắp tại các nghĩa trang liệt sỹ
(VTC News) - Mới ra tù đầu tháng 9/2024, Tài lại lôi kéo, tụ tập một nhóm thanh thiếu niên trộm cắp2025-01-12
最新评论