【new york rb đấu với charlotte】Chính phủ sẽ có nghị quyết chống gian lận thương mại
Không vi phạm trong việc cấp C/O cho doanh nghiệp
Thông tin tại cuộc họp báo,ínhphủsẽcónghịquyếtchốnggianlậnthươngmạnew york rb đấu với charlotte Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho biết, sau khi có thông tin Bộ Công thương đã tổ chức kiểm tra đầy đủ.
Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng: "Kết quả kiểm tra cho thấy thực ra không có vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O cho doanh nghiệp. Vấn đề ở đây không phải là “lẩn tránh” mà là xác định xuất xứ thương mại. Nghĩa là khi nhập hàng thương mại về chúng ta có đầy đủ cơ sở để xác định rằng với tỷ lệ phần trăm nhất định, mức độ gia công nhất định vẫn có thể coi là xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, để lẩn tránh xuất xứ, doanh nghiệp của một nước nào đó không muốn để xuất xứ từ nước đó thì người ta có thể vòng qua một nước thứ ba".
Theo ông Cao Quốc Hưng, Bộ Công thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong các vụ việc phòng vệ thương mại và các vụ việc mà các sản phẩm của Việt Nam là đối tượng bị điều tra. Bộ cũng sẽ làm việc với các nước để nắm bắt các đối tượng trong quy định về phòng vệ thương mại và sẽ có biện pháp phòng vệ thương mại để thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp.
"Chúng tôi cũng đang tăng cường các vấn đề liên quan khác, đặc biệt về vấn đề gian lận xuất xứ và lẩn tránh xuất xứ, chúng tôi đang triển khai một cách quyết liệt đề án về tăng cường quản lý chống vi phạm trong lẩn tránh xuất xứ và gian lận thương mại. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào cơ quan chức năng tại các nước nhập khẩu. Chẳng hạn, theo quy định của EU hay Mỹ, không yêu cầu chứng nhận xuất xứ mà yêu cầu các doanh nghiệp tự khai xuất xứ. Do vậy, bộ sẽ phối hợp với các đơn vị để làm rõ vấn đề này" - Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho hay.
Hàng Việt có thể bị áp thuế chống bán phá giá
Để làm rõ thêm vấn đề, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: “Trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là vấn đề phải suy nghĩ. Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt trong việc này. Nếu chúng ta quản lý không tốt thì chúng ta sẽ bị thiệt hại rất lớn. Nếu chúng ta bị lợi dụng xuất xứ hàng hóa, lấy thương hiệu Việt để xuất khẩu sang những nước mà sau này có sự áp thuế lên những mặt hàng của chúng ta thì rất nguy hiểm”.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, xuất nhập khẩu Việt – Mỹ đạt 60 tỷ USD, chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 20% kim ngạch của cả nước. Thủ tướng đã có chỉ thị các cơ quan chức năng, đặc biệt là cấp C/O (chứng nhận xuất xứ) của Bộ Công thương với những nước liên quan đến các FTA (hiệp định thương mại tự do), cấp C/O còn lại giao cho VCCI. Trong thời kỳ đầu, khi có chiến tranh thương mại, đã có những thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về thủ tục xuất nhập khẩu, nhưng bây giờ phải nhìn nhận lại vấn đề cấp C/O. Nếu cấp dễ dãi, đánh giá mà không có kiểm tra, chỉ kê khai lên là cấp thì sẽ chịu hậu quả rất lớn là bị áp thuế và chúng ta sẽ chịu thiệt.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, đối với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan hải quan thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý tại cửa khẩu, khi kiểm tra phải có xem xét đánh giá. Các dự án đầu tư trước đây thực chất, hàng chục triệu USD nhưng bây giờ một dự án có thể chỉ 2 - 3 triệu USD, chỉ có nhà xưởng, mang hàng hóa đến sau đó dán nhãn, đóng gói thì đó không gọi là đầu tư mà là núp bóng đầu tư, lợi dụng để chuyển giao, tập kết, đóng gói, dán nhãn mác hàng hóa. Đây là thực trạng cần ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ.
“Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng giao Bộ Công thương là cơ quan chủ trì báo cáo với Chính phủ để trình Chính phủ ban hành nghị quyết liên quan đến nhiệm vụ và các giải pháp chống gian lận thương mại. Đây là chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh./.
Minh Anh
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/200e298947.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。