当前位置:首页 > Thể thao

【baniyas sc vs】Coca Cola xì, nổ lốp bốp: Quản lý thị trường chưa làm tròn nhiệm vụ?

Sau khi Chất lượng Việt Nam phản ánh về việc người tiêu dùng (NTD) Dương Thị Thanh Mẫn ở Xuân Lộc (Đồng Nai) - chủ nhà phân phối Lê Hiệp đã mua phải nhiều thùng lon và lốc chai Coca-Cola do Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam sản xuất có hiện tượng xì gas,ìnổlốpbốpQuảnlýthịtrườngchưalàmtrònnhiệmvụbaniyas sc vs chảy nước, bốc mùi chua, thậm chí côn trùng không dám tới gần, Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Đội Quản lý Thị trường số 7 vào cuộc kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên kết quả kiểm tra được báo cáo về lại cho những thông tin khác thường, không như phản ánh của NTD và báo chí.

Cụ thể, trong Báo cáo số 179 ngày 3/10/2014 của Độ Quản lý Thị trường số 7 về việc kiểm tra Công ty TNHH Một thành viên Hai Luận có nêu: Được sự đồng ý của Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Đồng Nai, Đội Quản lý Thị trường số 7 ngày 3/10/2014 đã tiến hành kiểm tra đột xuất ở Công ty TNHH Một thành viên Hai Luận ở địa chỉ số 129 Ngô Quyền, khu phố 4 thị trấn Gia Ray, Xuân Lộc (Đồng Nai). Doanh nghiệp này được xác định là đại lý cung cấp hàng cho NTD Dương Thị Thanh Mẫn như nói trên.

Vì sao Quản lý Thị trường Đồng Nai không lấy mẫu sản phẩm Coca-Cola để kiểm tra chất lượng trong khi hàng loạt sản phẩm bị lỗi, hỏng?

Vì sao Quản lý Thị trường Đồng Nai không lấy mẫu sản phẩm Coca-Cola để kiểm tra chất lượng trong khi hàng loạt sản phẩm bị lỗi, hỏng? Ảnh: V. D

Qua kiểm tra, Đội Quản lý Thị trường số 7 đã lập hồ sơ gồm: Quyết định kiểm tra số 0002579, biên bản số 0000245, biên bản vi phạm số 0002251. Đại diện doanh nghiệp đưa hàng tới cho NTD Dương Thị Thanh Mẫn, ông Ngô Văn Luận có xuất trình các giấy tờ gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH một thành viên số 3603129802 ngày 27/12/2013, hóa đơn giá trị gia tăng số 0110057 ngày 22/9/2014, hóa đơn liên 2 bản chính số 0106329 ngày 15/9/2014 và nhiều giấy tờ liên quan khác.

Theo Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Đồng Nai, Công ty TNHH Một thành viên Hai Luận đang kinh doanh các mặt hàng bia, nước ngọt, số lượng nước ngọt Coca-Cola dạng lon gồm 137 két (24 lon/két). Coca-Cola chai dạng 1,5 lít 160 két (12 chai/két)... toàn bộ số hàng của công ty này đều có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. 

Ông Luận có trình bày, ông đã trả lô hàng gồm 140 két nước ngọt hiệu Coca-Cola (loại lon) do bị lỗi bơm khí CO2 nhiều quá nên khi mở lon ra uống, nước ngọt Coca-Cola trào ra rất nhiều nên khi uống nước ngọt bị lạt, nhà sản xuất đã thu hồi toàn bộ lô hàng nói trên trước khi Đội đến kiểm tra. 

Qua kiểm tra vi phạm không niêm yết giá mặt hàng nước giải khát tại địa điểm kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Đội Quản lý Thị trường số 7 đã quyết định xử phạt doanh nghiệp với mức 500 ngàn đồng và ông Luận (Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Hai Luận) đã thực thi quyết định của Đội Quản lý Thị trường số 7.

Nhưng trước đó, theo tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, toàn bộ số hàng bị lỗi của Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đưa ra thị trường để bán có đến 2.500 sản phẩm lon và chai các loại của Coca-Cola có biểu hiện bất thường như rỉ nước, xì gas, có hiện tượng ăn mòn lon kim loại (lon nhôm), nước đậm đặc khác thường và bốc mùi.

Hiện hãng Coca-Cola cũng chưa có thông báo nào về kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm lỗi hỏng như họ đã hứa trước đó

Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam nói rằng sẽ có câu trả lời kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm sau 15 ngày sự việc xảy ra nhưng đến nay đã gần 1 tháng, hãng này vẫn né tránh trả lời kết quả kiểm nghiệm sản phẩm. Ảnh: V. D

Tại thời điểm kiểm tra sản phẩm thực tế, Đội Quản lý Thị trường 7 lại không lấy mẫu để kiểm tra chất lượng sản để có câu trả lời rõ ràng cho người tiêu dùng và dư luận mà chỉ tiến hành xử phạt lỗi không niêm yết giá.

Trả lời câu hỏi của PV, đại diện cơ quan Thanh tra An toàn thực phẩm của Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế cũng rất bất ngờ về cách làm này và cho biết đang yêu cầu Quản lý Thị trường Đồng Nai có phối hợp, xử lý và lấy mẫu sản phẩm để kiểm tra chất lượng sản phẩm của Coca-Cola.

Liên lạc với Chi cục Quản lý Thị trường Đồng Nai để làm rõ các vấn đề nêu trên, PV liên tục nhận được những né tránh của các cán bộ quản lý ở cơ quan này và Đội trưởng Đội Quản lý Thị trường số 7 ông Võ Thái cũng khẳng định, đội này không lấy mẫu để kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, để tìm ra lý do vì sao cản phẩm của Coca-Cola lỗi hàng loạt như vậy mà vẫn đưa ra thị trường để bán cho người dùng.

Còn cho PV biết vào trước đó, ông Cao Xuân Bảo - Đội phó Đội Quản lý Thị trường số 7 lại nói rằng, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục thu gom các sản phẩm bị hư về để quản lý, đem mẫu đi kiểm nghiệm. “Chúng tôi yêu cầu chủ nhà phân phối Lê Hiệp tuyệt đối không đưa các sản phẩm bị hư ra bán ngoài thị trường” – ông Bảo nhấn mạnh.

Cách làm nói trên của Đội Quản lý Thị trường số 7 và Chi cục Quản lý Thị trường Đồng Nai khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về sự không rõ ràng trong quá trình thanh kiểm tra sản phẩm lỗi, hỏng nói trên và trách nhiệm bảo vệ NTD cũng như làm trong sạch thị trường, hướng thị trường vào cạnh tranh lành mạnh.

Còn theo một nguồn tin riêng của Chất lượng Việt Nam cho biết, nhiều sản phẩm của Coca-Cola có những dấu hiệu bất thường về chất lượng sản phẩm.

Chất lượng Việt Namsẽ tiếp tục phản ánh trong các bài tiếp theo.

Hồng Anh

Vụ Coca Cola xì, nổ lốp bốp: Trách nhiệm của Coca Cola tới đâu?

分享到: