发布时间:2025-01-10 20:16:49 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ; đồng chí Tô Ân Xô, Trợ lý Tổng Bí thư; lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, một số tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Phiên họp tập trung thảo luận về: tình hình kinh tế - xã hội, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháng 11 và 11 tháng năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 12; dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kết hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước và dự thảo Nghị quyết 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; và một số nội dung quan trọng khác.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng
Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, trong tháng 11 và từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo theo sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, không để thiếu năng lượng; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên; khắc phục hậu quả bão số 3, không để ai bị đói, rét, không có chỗ ở, người bệnh được chữa trị, học sinh được tới trường.
Cùng với đó, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nhất là xây dựng và hoàn thiện thể chế, thành lập các ban chỉ đạo, tổ công tác để kịp thời tháo gỡ những "điểm nghẽn", khó khăn, vướng mắc phát sinh, xóa bỏ cơ chế xin cho. Chuẩn bị phục vụ tốt kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại kỳ họp thứ 8, Chính phủ trình Quốc hội thông qua 16 luật, 12 nghị quyết và cho ý kiến lần đầu 9 dự án luật. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ trình Quốc hội thông qua 28 luật, 24 nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 156 nghị định, 290 nghị quyết và 42 chỉ thị và nhiều quyết định khác.
Đẩy mạnh triển khai các dự án, công trình kết cấu hạ tầng chiến lược. Trình Trung ương và Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tập trung xử lý quyết liệt các dự án tồn đọng, kéo dài.
Tập trung sắp xếp, tinh gọn bộ máy, xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và đã ban hành kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Thúc đẩy khoa học công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, Đề án 06; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết, gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp.
Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là cơn bão số 3; tăng cường quốc phòng, an ninh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Về phát triển bền vững, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng với thứ hạng tăng mạnh, từ 88/149 vào năm 2016 lên 56/166 năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2025, tạo đà cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến, hoàn thiện các báo cáo và dự thảo Nghị quyết phiên họp, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; đồng thời hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ.
Cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá khái quát, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước; nhìn chung 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Thủ tướng chỉ rõ tình hình khu vực, quốc tế còn nhiều bất định, rủi ro; áp lực điều hành kinh tế vĩ mô còn lớn; tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực khó khăn; khó khăn của thị trường bất động sản chậm được giải quyết; đời sống một bộ phận người dân khó khăn…
Về công việc từ nay đến cuối năm và đầu năm 2025, Thủ tướng cho biết phải làm cùng lúc 3 nhóm nhiệm vụ lớn, trong đó có nhiều việc khó, phức tạp, nhạy cảm: Thứ nhất là tập trung tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024; thứ hai là tập trung sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thứ ba là tiến hành tổng kết công tác năm 2024 và xây dựng kế hoạch hoạt động của năm 2025.
Thủ tướng nêu rõ mục tiêu hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm 2024, trong đó, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt khoảng 7,5%, cả năm 2024 đạt trên 7%; giữ đà, giữ nhịp để tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số.
Chỉ rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, lưu ý tập trung cao độ công tác tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả". Tạo sự thống nhất trong nội bộ, trong tư tưởng, thực hiện tốt kế hoạch, định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ; các bộ ngành giảm ít nhất 15% đầu mối bên trong.
Thủ tướng yêu cầu ngay trong tuần tới, dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Văn phòng Chính phủ sắp xếp lịch cho các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực họp với các bộ ngành theo kế hoạch Thủ tướng đã phân công.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước tập trung giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối; bảo đảm thủ tục thuận lợi, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%.
Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Về chính sách tài khoá, Bộ Tài chính tiếp tục phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước; chuyển đổi số, áp dụng hóa đơn điện tử, phấn đấu tăng thu năm 2024 trên 15%. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; nghiên cứu tiếp tục thực hiện ngay từ đầu năm 2025.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định về giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo nghị quyết của Quốc hội; sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025; báo cáo cấp có thẩm quyền về việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 và tiết kiệm chi đầu tư để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hướng dẫn các địa phương sử dụng tiết kiệm chi 5% (hơn 6.000 tỷ đồng) để xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thủ tướng cũng yêu cầu bảo đảm ổn định thị trường, giá cả các hàng hoá thiết yếu, lương thực, thực phẩm… nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán sắp tới; kiên quyết bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng; đồng thời xây dựng, triển khai kế hoạch bảo đảm cung ứng điện trong dài hạn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Song song đó, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là phát triển hạ tầng số quốc gia, hạ tầng đổi mới sáng tạo, xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia; hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị; phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển. Bộ Xây dựng chuẩn bị tổ chức hội nghị về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và phục hồi, phát triển thị trường bất động sản; chuẩn bị Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn cho Nhân dân.
Thủ tướng yêu cầu rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết 01 năm 2025 của Chính phủ với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng trong xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và theo chủ đề điều hành "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tạo đà bứt phá".
Cùng với đó, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết 02 theo tinh thần cởi trói cho doanh nghiệp, đẩy mạnh huy động, thu hút nguồn lực của xã hội, của khu vực tư nhân, hợp tác công tư để phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng nhằm đạt các mục tiêu về: tăng trưởng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị triển khai thi hành Luật Thủ đô |
相关文章
随便看看