Trên thị trường phái sinh phiên đầu tuần (14/12),áisinhCáchợpđồngtươnglaiđầutuầntăngthuyếtphụkết quả trận kosovo các hợp đồng tương lai đều tăng điểm rất tốt tương tự như chỉ số cơ sở. Cả 4 hợp đồng đều đóng cửa ở mức cao hơn chỉ số cơ sở, tuy nhiên mức chênh lệch không nhiều, tăng từ 16,1 điểm đếm 18,0 điểm.
Vận động tương tự với chỉ số cơ sở, hợp đồng VN30F2012 đóng cửa tại mức cao nhất trong ngày, tương ứng với biên độ +17,9 điểm. Hợp đồng tháng 12 quay lại với khoảng cách chênh lệch dương (+1,72 điểm). Hai hợp đồng cũng duy trì chênh lệch dương với chỉ số cơ sở là VN30F2101 và VN30F2103. Riêng hợp đồng dài hạn nhất là VN30F2106 vẫn có khoảng cách âm, tuy nhiên chênh lệch không đáng kể.
Theo các chuyên gia của SSI Research, bên cạnh ảnh hưởng từ kỳ đáo hạn hợp đồng tương lai đang đến gần, khối lượng giao dịch đi xuống còn thể hiện sự chuyển dịch của dòng tiền sang kênh cơ sở - vốn là kênh có độ biến động và rủi ro thấp hơn thị trường phái sinh.
Trên thị trường cơ sở, VN-Index kết phiên tăng 1,73% lên 1.064,09 điểm, lập mức đỉnh mới trong năm 2020. Sàn HOSE ghi nhận 243 mã tăng vượt trội so với 91 mã giảm, trong đó đóng góp nhiều nhất cho đà tăng của VN Index là VCB (+2,8%), VIC (+2%), VHM (+2,35%), GVR (tăng trần), VRE (+4,9%),…
Chỉ số VN30 tăng 1,55% lên 1.024,28 điểm với 28 mã tăng. Thị trường đồng thuận khi chỉ số VNMidcap và VNSmallcap cũng tăng tương ứng 1,44% và 1,78%.
Lĩnh vực chứng khoán tiếp tục là tâm điểm, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về tăng trưởng kết quả kinh doanh quý IV/2020 khi thị trường tăng tốt kèm với thanh khoản duy trì bền bỉ ở mức cao. SSI đóng cửa ở mức giá trần, và VND, CTS, AGR cũng diễn biến tương tự; trong khi đó VCI, HCM tăng tương ứng 4,4% và 4,7%.
Thanh khoản trên HOSE tăng mạnh 25,1% đạt 12,6 nghìn tỷ đồng tổng giá trị giao dịch. Khối ngoại bán ròng trở lại trên HOSE với quy mô -463 tỷ đồng.
Thái Duy