【cau thu ghi ban】Bội thực cây 'tỷ đô'

时间:2025-01-10 11:18:01 来源:Empire777

1. Ca cao

Loại cậy này du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc và được trồng rải rác từ Đồng bằng sông Cửu Long đến cao nguyên Nam Trung bộ. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử cũng như quá trình xây dựng đất nước sau chiến tranh,ộithựccâytỷđôcau thu ghi ban cây ca cao trồng ở Việt Nam vẫn ít được biết đến. Đến năm 2005, khi Ban Điều phối phát triển ca cao quốc gia được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, loại cây này mới bắt đầu phổ biến, trồng rộng rãi và trở thành trào lưu, được kỳ vọng cho giá trị kinh tế cao tới hàng tỷ USD khi có sự tham gia của các công ty nước ngoài như Puratos, Cargill, ED&F Man, Armajaro…

Ngay từ thời điểm đó, theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến 2010 cả nước sẽ có 20.000 ha ca cao và đạt 80.000ha vào 2020. Thế nhưng, đến 2012, khi ca cao mất giá, đầu ra khó khăn, người dân ra sức chặt phá để thay thế bằng loại cây khác. Tại huyện Ea Kar (tỉnh Đăk Lăk), chỉ trong vòng một năm người dân đã chặt bỏ 750ha; diện tích ca cao của tỉnh thời kỳ đó cũng giảm đi hơn một nửa so với trước.

Ngày 28/7, tại Hội nghị 10 năm phát triển ca cao Việt Nam, Cục Trồng trọt đề ra mục tiêu thấp hơn là đến 2020 diện tích ca cao sẽ vào khoảng 50.000 ha. Tuy nhiên, mục tiêu này cũng khó đạt vì năng suất thấp, người trồng khó hưởng ứng. Mặt khác, theo Ban Điều phối phát triển ca cao Việt Nam, nếu so sánh với những cây trồng khác như cà phê, khoai mì, hồ tiêu, cao su thì cây ca cao không bằng. Đây cũng là thách thức mà nhà chức trách phải tìm cách giải quyết nếu muốn giữ lại cây ca cao ở Việt Nam.

2. Mắc ca

Mắc ca bắt đầu được khảo nghiệm ở thị trường Việt Nam từ năm 2000, được đánh giá có giá trị kinh tế cao, hàm lượng chất dinh dưỡng vượt trội và là nguyên liệu quý cho ngành chế biến. Tới nay cả nước có 2.000ha mắc ca, trồng ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Tuy nhiên, suốt hơn 10 năm qua loại cây này vẫn phát triển ì ạch và khiến không ít người phải chôn vốn.

Từ đầu 2014 đến nay dự án mắc ca bắt đầu được khởi động lại khi một ngân hàng khẳng định sẵn sàng rót 20.000 tỷ đồng để phát triển tại 5 tỉnh Tây Nguyên thông qua hình thức cho vay tín chấp với thời hạn 7-10 năm, lãi suất dưới 10%. Hơn thế, ngân hàng còn cho biết sẽ đứng ra mua bảo hiểm cho nông dân và chịu trách nhiệm về rủi ro. Thế nhưng, theo Cục Trồng trọt, cơ quan quản lý vẫn chưa đánh giá được dự án trồng 200.000ha của một số đơn vị trên.

Mới đây, khi thấy nhiều người dân các tỉnh Tây Nguyên chặt mắc ca vì giống này cho năng suất thấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chính thức khuyến cáo các cơ quan quản lý và người trồng nên đánh giá lại về hiệu quả, năng suất đạt của cây tỷ USD này. Đồng thời, Bộ cũng định hướng từ này đến 2020 Việt Nam chỉ nên trồng 10.000ha. 

3. Cao lương

Vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, cây cao lương vốn không xa lạ với người dân Việt Nam, thường được gắn với cái tên bo bo và dùng để làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém. Sau mấy chục năm đi vào quên lãng, mới đây loại cây này được Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) mang trở lại Việt Nam với hứa hẹn đầy hấp dẫn.

Theo công ty này, siêu cao lương là giống bo bo mới được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo có năng suất cao và đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh làm thức ăn chăn nuôi, chúng có thể sử dụng để chế biến viên nén sinh học, xăng sinh học và đường… Giống này còn được giới thiệu là có khả năng chống chịu trước thời tiết gió bão, cao 3 – 4m nhưng cây có thể hồi phục nhanh chóng sau vài ngày bị quật đổ.  

Ông Nguyễn Thái Sơn, Tổng giám đốc Sol Holding Việt Nam cho biết, đã trồng khảo nghiệm ở Việt Nam 2 năm nay và được Bộ Nông nghiệp chứng nhận về giống. Loại này cho năng suất 200 - 250 tấn một năm. “Chúng tôi đang trồng khoảng 500ha tại một số huyện ở Đăk Nông và Đồng Nai. Công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm nếu người dân có hợp đồng hợp tác”, ông Sơn nói. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng kỳ vọng trong vài năm tới diện tích trồng loại cây này sẽ tăng lên hàng nghìn hecta.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, hiệu quả của cây cao lương chưa thực sự cao. Việc mở rộng quy mô, diện tích cần có những bước khảo nghiệm, kiểm nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa vào phát triển đại trà.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, nông dân nên cẩn trọng với giống mới này. Đồng thời, trước khi đầu tư cần phải tìm đầu ra cho sản phẩm và có ký kết hợp đồng chắc chắn với doanh nghiệp. “Hiện nay tôi chưa thấy bất cứ tiềm năng nào từ công ty này. Họ cũng chưa có nhà máy chế biến sản phẩm tại Việt Nam. Vì vậy, tôi không tin loại này sẽ tạo ra giá trị tỷ USD cho nền nông nghiệp”, ông Xuân nói thêm.

4. Sachi

Sau mắc ca, sachi (sacha inchi, peanut inca) được mệnh danh là “vua” các loại hạt, bắt đầu được quảng bá rầm rộ ở Việt Nam từ đầu năm tới nay khi vườn thử nghiệm của Công ty cổ phần Sachi Vina và Học viện Nông nghiệp Việt Nam bắt đầu cho trái.

Sachi là loài thực vật họ thầu dầu xuất xứ từ Nam Mỹ. Về Việt Nam, chúng được quảng bá là siêu thực phẩm mới, cho giá trị kinh tế lên tới 350 triệu đồng một ha. Omega-3 trong sachi được cho là chiếm đến 48-54%, giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp,…

Trao đổi với VnExpress.net, một doanh nhân ở TP HCM cho biết, ông đang kết hợp với một công ty Thái Lan để đưa giống cây này về Việt Nam. Hiện chúng đang được trồng thử nghiệm tại trang trại của ông và sẽ được nhân rộng nếu hiệu quả.

Dẫu được khá nhiều doanh nghiệp mang về Việt Nam và đưa ra khá nhiều dự báo về triển vọng, nhưng theo các chuyên gia về nông nghiệp, loại này không hề dễ trồng. Nếu để người dân trồng ồ ạt thì họ có nguy cơ gánh chịu những thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế vì chưa có một cam kết nào cho đầu ra.

Theo VnExpress

Địa Trung Hải: Lật thuyền chở người di cư, ít nhất 25 người thiệt mạng