EU đe dọa đặt thêm lệnh trừng phạt mới với Nga nếu tình hình Ukraine không có tiến triển
Ngoại trưởng Anh William Hague cảnh báo,ìnhhìnhUkrainemớinhấtEUđedọađặtthêmlệnhtrừngphạtvớkèo thổ nhĩ kỳ nếu Nga không nhanh chóng có hành động, EU “sẽ sẵn sàng áp dụng thêm nhiều biện pháp, áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt hơn nữa.” Ngoại trưởng Anh cũng nhấn mạnh, kế hoạch giải quyết khủng hoảng Ukraine và lập lại hòa bình ở nước này của tổng thống Nga Putin “phải được chuyển thành hành động thiết thực.”
Chính quyền Kiev đang ra sức tăng cường lực lượng Cảnh vệ quốc gia Ukraine khi khủng hoảng Ukraine vẫn đang tiếp diễn ở miền đông đất nước
Trước đó, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đưa ra thông báo về kế hoạch giải quyết khủng hoảng Ukraine gồm 15 điểm liên quan đến phân quyền, tổ chức bầu cử sớm và tạo ra vùng đệm bán kính 10km ở khu vực biên giới Ukraine – Nga cũng như tuyên bố lệnh ngừng bắn đơn phương kéo dài 1 tuần. Tuy nhiên, thủ lĩnh quân ly khai tuyên bố không giải giáp vũ khí cho đến khi các lực lượng quân sự của chính phủ Ukraine hoàn toàn rút khỏi miền đông nước này.
Dù rất hoan nghênh động thái này của tổng thống Ukraine nhưng theo tổng thống Nga Putin, chính phủ Kiev phải thương lượng và thỏa hiệp với lực lượng quân ly khai thân Nga hiện đang nắm quyền kiểm soát những tòa nhà hành chính then chốt ở miền đông Ukraine.
Giải quyết khủng hoảng Ukraine là ưu tiên hàng đầu của EU
Hiện các Bộ trưởng Ngoại giao EU đang thảo luận và đề ra giải pháp giải quyết khủng hoảng Ukraine tại Luxembourg với tân Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, Pavlo Klimkin.
Khủng hoảng Ukraine sẽ là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh EU được tổ chức tại Brussels vào thứ Sáu khi mà các nhà lãnh đạo EU rất có thể sẽ áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt với Nga nếu EU cho rằng các giải pháp nhằm lập lại hòa bình ở Ukraine của Nga là không đủ đáp ứng yêu cầu.
Đồng thời, các nước phương Tây cũng cáo buộc Nga tội cung cấp vũ khí cho lực lượng quân phản loạn Ukraine ở 2 thành phố Donetsk và Luhansk, nơi vốn có mối quan hệ bền chặt lâu đời với Nga.
Ukraine cáo buộc Nga đã cung cấp vũ khí hạng nặng, bao gồm xe tăng cho phiến quân. Tuy nhiên, Nga đã phủ nhận lời buộc tội trên
Cũng trong hội nghị thượng đỉnh EU vào thứ Sáu ngày 27/6 tới, hiệp ước hợp tác kinh tế giữa Ukraine và EU sẽ được ký kết – hiệp ước này được coi là một bản thỏa thuận hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực giữa 2 bên mà xuất phát điểm là do khủng hoảng Ukraine. Vào cuối tháng 11 năm ngoái, việc cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych từ chối ký kết hiệp ước này do sức ép nặng nề từ Nga đã thổi bùng lên phong trào biểu tình đường phố ủng hộ EU và kết quả trực tiếp là cuộc lật đổ cựu tổng thống Viktor Yanukovych.
Tính đến thời điểm này, EU và Mỹ đã áp đặt lệnh cấm visa và cho đóng băng tài sản của những quan chức Nga bị buộc tội dính líu tới khủng hoảng Ukraine, bao gồm cả việc sáp nhập Crưm vào Nga. Ngoại trưởng Anh khẳng định: “EU đã sẵn sàng đưa ra các biện pháp thích đáng. Nga phải có hành động thiết thực nhằm ngăn chặn việc vũ khí quân sự đang được ồ ạt chuyển qua biên giới vào phía đông Ukraine và phải kêu gọi các nhóm vũ trang bất hợp pháp chấm dứt các hành động tấn công và khủng bố.”
Nga bị cáo buộc đe dọa thương mại với Ukraine
Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt đánh giá, Nga đã “tung ra tất cả các biện pháp nhằm đe dọa hoạt động thương mại” của Ukraine trước việc chính phủ Kiev quyết định ký kết hiệp định hợp tác kinh tế với EU. Ông cũng lên tiếng chỉ trích Nga khi cho rằng nước này “đang đẩy hết tốc lực nhằm tiến hành một cuộc chiến tranh tuyên truyền và không hề có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ đóng cửa biên giới” để chấm dịch việc vũ khí quân sự và quân lính đang tràn vào Ukraine.
Các điều khoản liên quan đến chính trị trong bản hiệp ước kinh tế giữa Ukraine va EU đã được ký kết vào tháng 3, phía EU dự định đẩy nhanh và theo dõi các hoạt động thương mại tự do với mục đích giúp nền kinh tế Ukraine tăng trưởng với tốc độ cần thiết càng sớm càng tốt vào đầu mùa thu này.
Minh Thùy
Tình hình Ukraine mới nhất: Các nước kêu gọi ngừng bắn