【thứ hạng của alajuelense】Ngành gỗ có thể chinh phục mục tiêu 20 tỷ USD năm 2025?

时间:2025-01-10 09:49:10来源:Empire777 作者:Thể thao

Gỗ

Ngành xuất khẩu chế biến gỗ Việt Nam hiện đứng số 1 Đông Nam Á. Ảnh: NNK

>> Năm 2021 sẽ có lô gỗ đầu tiên được cấp phép FLEGT

Mỗi năm trung bình xuất khẩu tăng thêm 1,ànhgỗcóthểchinhphụcmụctiêutỷUSDnăthứ hạng của alajuelense8 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngành xuất khẩu chế biến gỗ Việt Nam hiện đứng số 1 Đông Nam Á, số 2 châu Á và thứ 5 thế giới, tăng trưởng bền vững ở mức hơn hai con số trong suốt 20 năm qua, riêng năm 2019 đạt 18%.

Hiện, ngành lâm nghiệp có 1.600 doanh nghiệp chế biến gỗ, tạo việc làm cho 500.000 lao động, ngành này phát triển cũng kéo theo hàng loạt lĩnh vực khác phát triển theo. Điều đáng chú ý là, giá trị xuất khẩu tăng 20% nhưng nguyên liệu nhập khẩu không đáng kể, có nghĩa nguồn nguyên liệu trong nước đã và đang đáp ứng tốt. Đây chính là kết quả của nhiều năm người trồng rừng bền bỉ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Với đà phát triển đó, năm 2025, Chính phủ giao mục tiêu cho ngành gỗ xuất khẩu đạt 20 tỷ USD.

Để chinh phục mục tiêu này có nghĩa trung bình mỗi năm ngành sản xuất này phải tăng thêm 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại trên thế giới đang diễn biến phức tạp cùng với những tồn tại, khó khăn của ngành gỗ đang phải đối mặt hiện nay thì đây vẫn là bài toán khó.

Tại buổi làm việc với đoàn báo chí cuối năm 2019, ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) đã nhận định, ngành công nghiệp chế biến gỗ vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn, nhất là trong việc xây dựng vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, việc xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu với người trồng rừng để tạo sự chủ động trong nguồn cung nguyên liệu, nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng còn hạn chế, dẫn đến gỗ rừng trồng bị khai thác sớm, gỗ nhỏ, chất lượng thấp...

Là một trong những nhà cung cấp gỗ nguyên liệu hàng đầu Việt Nam có trụ sở chính ở TP. Hồ Chí Minh, ông Trần Thiên - Giám đốc Công ty Thanh Hòa cho hay: "Hiện nay liên kết giữa doanh nghiệp với hộ trồng rừng, hay doanh nghiệp với doanh nghiệp không bền vững, và nó phụ thuộc vào nhu cầu, lợi ích và tầm nhìn của doanh nghiệp. Hơn 20 năm làm về gỗ nguyên liệu, tôi đã nghiệm ra những bật cập này. Không liên kết sẽ không phát triển được, nhưng thời điểm hiện tại liên kết là mềm, không phải liên kết cứng...".

"Ngành chế biến gỗ là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất và độ nhạy bén nắm bắt thị trường rất tốt. Mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 1 triệu m2 sản phẩm thiết kế hạ tầng khách sạn từ 3 đến 5 sao. Trong các thiết kế đó, sản phẩm gỗ và đồ gỗ chiếm tỷ lệ tới 20-30%. Cùng với đó là tốc độ phát triển của thị trường thế giới mở ra cơ hội rất lớn cho ngành chế biến gỗ. Trong khi lượng gỗ nguyên liệu của Việt Nam đạt tới 30 triệu m3/năm. Các yếu tố này cùng với sự quan tâm của Chính phủ trong chiến lược phát triển ngành gỗ và đồ gỗ mở ra cơ hội rất lớn để đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025” – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

Mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD trong tầm tay

Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng các chuyên gia khẳng định, mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD năm 2025 hoàn toàn có thể đạt được nếu quy hoạch và thực thi tốt tầm nhìn vì vị thế ngành gỗ đang phát triển rất cao.

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) cho biết, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD đến năm 2025 ngành gỗ cần phải làm rất nhiều việc, trong đó, phát triển chuỗi giá trị bền vững trong lâm nghiệp là một trong những điều kiện “sống còn”. Muốn ngành gỗ phát triển, cần có giải pháp tăng về quy mô và nguyên liệu, nguồn nhân lực, sản xuất vật liệu phụ, quảng bá thương hiệu gỗ Việt ra thế giới; định vị ngành gỗ của Việt Nam trên bản đồ thế giới…

Đặc biệt, nhiều ý kiến cho hay giá trị xuất khẩu không nằm ở giá trị gỗ mà ở công nghệ, thiết kế và thương hiệu. Đây là xu hướng trên thế giới hiện nay và để đạt được giá trị xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025, ngành sản xuất và chế biến gỗ của Việt Nam cần đi theo xu hướng đó. Thực tế đã có doanh nghiệp đi theo hướng này và thành công, đó là Công ty CP Xây dựng kiến trúc AA - công ty sản xuất đồ gỗ nội thất lớn nhất tại Việt Nam có 10 công ty con tại Long An, Tây Ninh, Myarmar, Brutan, Cambodia, Nhật Bản, Mỹ, Singapore và sản phẩm xuất khẩu trên 40 quốc gia, đạt doanh thu năm 2019 khoảng 100 triệu USD.

Ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch HAWA cũng nhấn mạnh, ngành công nghiệp nội ngoại thất toàn cầu có giá trị hàng hóa lên đến 450 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị sản xuất gia công, chỉ 140 tỷ USD. Để tiến đến khai thác tốt khung giá trị này, doanh nghiệp phải hội tụ được các yếu tố mà chúng ta chưa tốt, đó là thiết kế, thương hiệu, phân phối thương mại. Nhưng trên hết, là việc thay đổi tầm nhìn, định hướng dài hạn.

Ở góc độ quản lý nhà nước, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cũng khẳng định, ngành lâm nghiệp nói chung, ngành sản xuất gỗ nói riêng trong trung hạn định hướng là mở rộng đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất – thiết kế - thương mại đến thương hiệu.

"Hiện nay, hầu hết giá trị của ngành chế biến lâm sản Việt Nam vẫn nằm trong lĩnh vực sản xuất. Để đạt mục tiêu xuất khẩu trong năm 2020 cũng như con số 20 tỷ USD vào năm 2025, ngành không thể tiếp tục chỉ dựa vào giá trị sản xuất. Trong một sản phẩm gỗ, nguyên vật liệu và sản xuất chỉ chiếm 30% giá trị, 70% còn lại là giá trị thiết kế. Sản phẩm có thiết kế đẹp giá bán càng cao. Thị trường thế giới đã qua giai đoạn cạnh tranh về giá, hiện nay cạnh tranh về chất lượng và tất yếu trong tương lai là cạnh tranh về thiết kế trong khuynh hướng cá nhân hóa ngày càng cao. Bởi vậy, thiết kế và thương mại, thương hiệu đóng vai trò sống còn tạo ra sức cạnh tranh cho ngành chế biến gỗ và nội thất của Việt Nam trong tương lai" - Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh.

Nhấn mạnh về tính liên kết, ông Thiên cũng cho rằng: “Lối ra của vấn đề này là văn hóa kinh doanh và pháp lý. Vấn đề đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực của toàn ngành cùng trao đổi, cùng vận động với nhau để cùng liên kết, thậm chí lập những công ty do các doanh nghiệp của hiệp hội góp vốn. Đặc biệt, cốt lõi trong liên kết là niềm tin, nó liên quan trực tiếp đến khía cạnh văn hóa. Niềm tin ở đây không dễ dàng xây dựng trong ngày một, ngày hai”.

Vào tháng 3/2020, sẽ diễn ra hội nghị bàn về hướng đi cho ngành chế biến gỗ trong thời gian tới để hiện thực hoá mục tiêu xuất khẩu đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 do Thủ tướng chủ trì.


Khánh Linh

相关内容
推荐内容