【dự đoán malaysia】Cử tri còn lo lắng về nạn "tham nhũng vặt"

cu tri con lo lang ve nan quottham nhung vatquot

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày dự thảo báo cáo tại phiên họp.

2.976 ý kiến,ửtricònlolắngvềnạnampquotthamnhũngvặdự đoán malaysia kiến nghị

Trình bày dự thảo báo cáo, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, từ sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 2.976 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội, trong đó có 365 ý kiến, kiến nghị của cử tri được phản ánh qua các Đoàn đại biểu Quốc hội và 2.611 ý kiến, kiến nghị của nhân dân được phản ánh qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên Mặt trận ở Trung ương.

Báo cáo cũng cho biết, cử tri và nhân dân rất quan tâm, hoan nghênh việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, việc sắp xếp lại bộ máy ở một số nơi còn thiếu đồng bộ; việc tinh giản biên chế chưa gắn với cơ cấu lại tổ chức bộ máy; một số nơi còn sai phạm trong bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ, công chức.

"Đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo thống nhất trong toàn hệ thống từ các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đến địa phương, cơ sở; thực hiện tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí người thực sự có đức, có tài vào các vị trí lãnh đạo trong bộ máy Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội“– ông Trần Thanh Mẫn nói.

Cũng theo ông Trần Thanh Mẫn, cử tri và nhân dân tiếp tục thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng vào quyết tâm chính trị và hành động quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đã xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn, kỷ luật nhiều cán bộ có hành vi lợi dụng chức vụ và kẽ hở của pháp luật để tham nhũng, “lợi ích nhóm” gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của Nhà nước.

Tuy nhiên, cử tri còn bất bình vì nạn “tham nhũng vặt” chưa giảm, nhiều doanh nghiệp và người dân phải chi trả những khoản chi phí ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục hành chính. Những biểu hiện tiêu cực này thường chỉ được phát hiện thông qua phản ánh, tố giác của người dân hoặc qua báo chí, hầu như không được phát hiện thông qua đấu tranh nội bộ, tự phê bình và phê bình của cán bộ, công chức.

Báo cáo kết quả xử lý kiến nghị cử tri do Trưởng ban Dân Nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày cho biết, thông qua 1.423 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, 63 đoàn đại biểu đã tổng hợp được 2.114 kiến nghị của cử tri. Trong đó, có 60 kiến nghị liên quan đến các hoạt động của Quốc hội; 2.004 kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, bộ; 35 kiến nghị liên quan đến công tác của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân.

Toàn bộ các kiến nghị này đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đến nay đều được xem xét, giải quyết, trả lời và có văn bản gửi tới đoàn đại biểu Quốc hội, nơi cử tri kiến nghị. Tuy nhiên, đi sâu vào chất lượng thì còn khá nhiều vấn đề trong giải quyết kiến nghị của cử tri.

Đơn cử trong lĩnh vực giáo dục, những hiện tượng tiêu cực như gian lận thi cử; lãng phí sách giáo khoa,...ngày càng xuất hiện nhiều biến tướng, tinh vi, tiếp tục gây bức xúc trong xã hội. Hoặc yêu cầu phụ huynh "tự nguyện" viết đơn xin học thêm cho con, bớt xén kiến thức dạy trên lớp để "ép" học sinh phải học thêm. Giao "chỉ tiêu, định mức" thu quỹ cho hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm, "ép" học sinh mua sách tham khảo để hưởng chiết khấu;... ", báo cáo nêu rõ.

"Mổ xẻ" nguyên nhân để đáp ứng nguyện vọng cử tri

Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cho rằng đây là những báo cáo hết sức quan trọng, là nội dung không thể thiếu của kỳ họp Quốc hội. Đặc biệt, tại kỳ họp này, bên cạnh chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội cũng tiến hành lấy phiếu tín nhiệm nên các đánh giá của các báo cáo là cơ sở quan trọng giúp đại biểu Quốc hội có thêm thông tin trong quá trình xem xét bỏ phiếu. Vì vậy, cần cân nhắc, thận trọng trong các đánh giá để bảo đảm tính xác thực, sự cần thiết, thỏa đáng trong các dẫn chứng cụ thể. Các cơ quan liên quan cần tiếp tục làm việc, hoàn thiện các báo cáo, rà soát kỹ lưỡng để có đánh giá thống nhất, đầy đủ.

Tham gia ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nhận xét, qua nhiều kỳ tổng hợp, các kiến nghị thường chỉ tập trung vào một số bộ, ngành như Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...

Ông Nguyễn Văn Giàu đặt vấn đề, các ý kiến lặp đi lặp lại qua nhiều kỳ là vì các cơ quan "chưa mổ xẻ" được lý do, chưa có giải pháp đáp ứng được nguyện vọng của cử tri, do đó cần tìm ra được nguyên nhân, nhất là về chính sách pháp luật thì mới có điều kiện để giải quyết, giảm dần bức xúc của cử tri. Ví dụ, bức xúc liên quan đến khiếu kiện đất đai thì cần sửa Luật Đất đai, nhất là về vấn đề thu hồi đất; bức xúc về lĩnh vực giáo dục thì phải điều chỉnh quy định về chế độ thi cử…

Qua thảo luận, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục rà soát, bổ sung một số nội dung, phân tích làm rõ tình hình mà các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu như khó khăn trong đời sống của người dân các vùng nông nghiệp, thu nhập bình quân thấp hơn so với trung bình chung cả nước, vấn đề thực hiện bảo hiểm y tế, tệ nạn xã hội… Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các báo cáo cần cân đối giữa đánh giá tích cực và hạn chế để phản ánh đúng thực trạng tình hình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cần phân loại làm rõ kiến nghị nào đã được kiến nghị nhiều lần phải giải quyết dứt điểm và nội dung nào mới thì cần tổ chức triển khai thực hiện.

Nhà cái uy tín
上一篇:Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
下一篇:Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024