【kết quả bóng đá nữ nhật bản】Phòng cháy, chữa cháy: Ý thức là then chốt
Nguy cơ tiềm ẩn
Các ki-ốt diện tích nhỏ liền kề nhau,ữachaacuteyYacutethứclagravethenchốkết quả bóng đá nữ nhật bản trần thấp, bên trong gồm các vật dụng dễ cháy là tình trạng ở đa số chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các chợ ở khu vực vùng sâu, xa. Có thể thấy, hầu hết chợ truyền thống đều đã cũ, xuống cấp nghiêm trọng, xây dựng liền kề với khu dân cư, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và tiêu chuẩn về an toàn PCCC hiện hành. Trong khi đó, số lượng các hộ kinh doanh trong chợ không ngừng tăng với quy mô, chủng loại hàng hóa đa dạng. Thậm chí nhiều tiểu thương còn tận dụng tối đa diện tích xung quanh chợ, vỉa hè để bày bán hàng quán, lấn chiếm che khuất các hộp chữa cháy. Điều này dẫn đến khoảng cách an toàn PCCC, lối thoát nạn, giao thông không đáp ứng yêu cầu khi xảy ra sự cố cháy, nổ.
Lực lượng chức năng kiểm tra, tuyên truyền cho tiểu thương chợ Bom Bo (huyện Bù Đăng) các biện pháp phòng cháy, chữa cháy
Một nguyên nhân khác là hệ thống điện ở các khu chợ đã cũ, không đảm bảo an toàn, rất dễ bị chập điện dẫn đến cháy, nổ; nhất là khi nhu cầu sử dụng điện của tiểu thương tăng cao trong mùa nắng nóng. Nhiều tiểu thương tự đấu nối thêm ổ điện, đường dây khiến hệ thống điện càng thêm chằng chịt và dễ xảy ra việc quá tải, chập điện một khi sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị. Bà Phạm Thị Thứ, tiểu thương chợ Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh cho biết: “Tôi thấy dây điện tại chợ đã cũ, mười mấy năm rồi chưa được nâng cấp, sửa chữa nên cũng rất sợ xảy ra cháy, nổ. Tài sản của mình nằm hết trong này mà cháy thì coi như không còn gì”.
Trang thiết bị thiếu và yếu
Dù rất e ngại việc cháy, nổ xảy ra nhưng trên thực tế không nhiều tiểu thương tự trang bị cho mình các thiết bị PCCC cá nhân. Một bộ dụng cụ phòng cháy bao gồm bình chữa cháy cá nhân và tiêu lệnh phòng cháy có giá chưa đến 1 triệu đồng, nhưng số dụng cụ chữa cháy trong toàn chợ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bà Lê Thị Huệ, tiểu thương chợ Bom Bo, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng cho biết: “Trước đây, trong chợ cũng có dụng cụ PCCC nhưng không sử dụng rồi dần dần bị mất hết. Thêm nữa, các thiết bị không được bảo quản và chắc cũng hết hạn sử dụng rồi. Ban quản lý chợ cũng không đầu tư mua sắm gì thêm”.
Đa phần các chợ truyền thống có không gian chật hẹp và nhiều vật dụng dễ bắt lửa
Với phương châm “phòng là chính”, Ban quản lý chợ thường xuyên tuyên truyền người dân, khuyến khích tiểu thương mua bình xịt chữa cháy tùy theo quy mô của ki-ốt. Khi có sự cố, mình xử lý ngay thì sẽ hạn chế được cháy lan, không gây thiệt hại quá nhiều. Ngoài ra, các lực lượng chức năng cần chung tay vào cuộc để không chỉ công tác PCCC mà tình hình an ninh trật tự tại các chợ truyền thống được đảm bảo hơn. Ông HUỲNH TRUNG CẦU, Trưởng Ban quản lý chợ Bom Bo, huyện Bù Đăng |
Đa số tiểu thương tại chợ truyền thống đều trông vào các thiết bị PCCC công cộng do chính quyền địa phương trang bị. Thế nhưng, muốn trang bị phương tiện, thiết bị PCCC cơ bản cho một chợ nông thôn cần ít nhất từ 400-500 triệu đồng. Trong khi thực tế, nguồn thu của chợ thấp, ngân sách địa phương hoặc kinh phí của ban quản lý chợ còn hạn chế, nên việc đầu tư trang thiết bị PCCC đúng quy định gặp nhiều khó khăn. Đa số các chợ chỉ trang bị một lần và rất ít sửa chữa, bổ sung mới đối với các thiết bị đã hết hạn sử dụng. “Trước đây, tại chợ cũng có 1-2 bình xịt để PCCC nhưng bây giờ không biết có còn không. Đa phần mọi người vẫn chưa ý thức rõ trách nhiệm trong PCCC và công tác phòng chống cháy, nổ chưa được quan tâm đúng mức” - chị Vũ Thị Hồng, tiểu thương chợ Bom Bo cho hay.
Ở các chợ truyền thống, chỉ cần một sơ suất nhỏ, nguy cơ cháy, nổ luôn hiển hiện. Trong khi đó, nếu xảy ra sự cố, việc chữa cháy ở khu vực này là hết sức khó khăn. Thế nên trước hết, tiểu thương phải có bước chữa cháy ban đầu phù hợp, giảm thiểu thiệt hại khi có cháy, nổ xảy ra.
Phòng, chống cháy nổ ở các chợ truyền thống là vấn đề tồn tại đã lâu và nan giải. Mặc dù các ban quản lý chợ đã tăng cường công tác kiểm tra nhưng giải pháp chủ yếu hiện nay vẫn là tuyên truyền để nâng cao ý thức PCCC của tiểu thương. Không chỉ một tiểu thương có ý thức phòng cháy mà tất cả tiểu thương phải tự trang bị dụng cụ, phương tiện, trước hết là tự bảo vệ tài sản của mình, sau là kịp thời chữa cháy khi có sự cố xảy ra.