当前位置:首页 > Cúp C1

【dự đoán c1】Luật Quản lý thuế sửa đổi: Bao quát toàn bộ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước

Dien bien

Bộ phận một cửa Cục Thuế Điện Biên.

Mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với khoản thu khác thuộc NSNN

Ông Lưu Đức Huy cho biết,ậtQuảnlýthuếsửađổiBaoquáttoànbộcácnguồnthuvàongânsáchnhànướdự đoán c1 ngoài phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như Luật Quản lý thuế hiện hành là các loại thuế và các khoản thu thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế thu, Luật Quản lý thuế sửa đổi (Luật Quản lý thuế số 38) có bổ sung thêm việc áp dụng đối với các khoản thu khác thuộc NSNN không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu.

Theo Luật Quản lý thuế số 38, các khoản thu khác thuộc NSNN không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm: Tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai; tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trừ lĩnh vực thuế và hải quan; tiền nộp NSNN theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công từ việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí; thu viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Luật Quản lý thuế số 38 gồm 17 chương, 152 điều đã được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 13/6/2019 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 đã bao hàm hết tất cả các nội dung từ những vấn đề chung về quản lý thuế đến quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý thuế, cũng như quy định tất cả các khâu trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, từ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và các công việc quản lý của cơ quan thuế...
- Luật Quản lý thuế số 38 cũng đã bổ sung quy định các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, đối với các điều ước quốc tế trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính sẽ thay mặt Chính phủ trong việc đàm phán ký kết; đối với thoả thuận song phương giữa hai cơ quan thuế (cả cơ quan thuế và hải quan), tuỳ theo thẩm quyền được phân cấp, cơ quan quản lý thuế sẽ thực hiện việc khai thác, trao đổi thông tin, hợp tác nghiệp vụ, hỗ trợ thu thuế cho phù hợp.

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Nghĩa - Chủ nhiệm CLB Đại lý Thuế TP.Hồ Chí Minh cho biết, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với khoản thu khác ngoài NSNN không do cơ quan quản lý thu như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các loại phí… là rất cần thiết do đây là những khoản thu thuộc NSNN, rất cần phải có pháp luật điều chỉnh. Trước đây, việc điều chỉnh các khoản thu này phân tán ở các luật khác nhau, hoặc chưa nâng lên thành luật (ví dụ như thu bảo hiểm thì áp dụng theo các quy định của Luật Bảo hiểm), do đó chưa tổng hợp thành pháp luật chung. Tuy nhiên, hiện nay do phát triển của nhu cầu xã hội, cũng như hoàn thiện tính pháp lý của các khoản thu đó, nên đã đưa các quy định này vào Luật Quản lý thuế sửa đổi.

“Tất cả các khoản thu này mặc dù không phải là thuế, nhưng cũng phải điều chỉnh và tuân theo các quy tắc thu của Luật Quản lý thuế. Khi luật có hiệu lực, sẽ đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật; giúp cho cơ quan quản lý nhà nước có thể tổng hợp được tất cả các nguồn thu vào một mối, qua đó có thể thống kê được, nhận diện được, giúp cho việc tổng hợp số liệu thu dễ dàng hơn so với việc phân tán như trước đây; đối với cơ quan làm nhiệm vụ thu các khoản thu trên cũng có cơ sở vững chắc đúng theo quy định của pháp luật; động viên toàn bộ các nguồn thu vào NSNN” - ông Nghĩa nói.

Áp dụng nguyên tắc bản chất quyết định hình thức

Cùng với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các khoản thu không do cơ quan thuế quản lý, ông Lưu Đức Huy còn cho biết, Luật Quản lý thuế số 38 đưa ra 5 nguyên tắc trong quản lý thuế, đó là: Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật; quản lý thuế đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế; áp dụng nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế; nguyên tắc quản lý rủi ro và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Về nội dung quản lý thuế, Luật Quản lý thuế số 38 quy định 11 nhóm nội dung quản lý. Ngoài các nội dung đã được quy định tại Luật Quản lý thuế hiện hành, luật mới sửa đổi bổ sung các nội dung sau: không thu thuế; khoanh tiền thuế nợ; áp dụng hóa đơn, chứng từ; hợp tác quốc tế về thuế và tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Luật Quản lý thuế số 38 cũng quy định một số hành vi bị cấm như: thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế; gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế; cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp; bán hàng, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn...

Nhật Minh

分享到: