会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo 0-0.5 là gì】Một trong những thành phố lớn nhất thế giới sắp hết nước!

【kèo 0-0.5 là gì】Một trong những thành phố lớn nhất thế giới sắp hết nước

时间:2025-01-10 22:07:19 来源:Empire777 作者:World Cup 阅读:972次

Thành phố Mexico,ộttrongnhữngthànhphốlớnnhấtthếgiớisắphếtnướkèo 0-0.5 là gì đô thị rộng lớn với gần 22 triệu dân - một trong những thành phố lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng.

Alejandro Gomez đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng trong hơn 3 tháng. Đôi khi nước chảy trong 1-2 giờ, nhưng chỉ nhỏ giọt, chỉ đủ để đổ đầy một vài thùng chứa. Sau đó lại là tình trạng mất nước trong nhiều ngày. 

Gomez, sống ở quận Tlalpan của Thành phố Mexico, Mexico. Anh và gia đình không có bể chứa lớn nên chủ yếu chỉ có thể tìm cách giải quyết nhu cầu sinh hoạt cấp bách trước mắt.

Người dân lấy nước từ một xe chở nước ở khu phố Azcapotzalco ở Thành phố Mexico vào ngày 26/1. (Ảnh: Reuters)

"Khi tắm rửa, chúng tôi hứng để giữ lại nước dành cho xả bồn cầu. Thật khó khăn! Chúng tôi cần nước. Nước cần thiết cho mọi sinh hoạt hàng ngày”,Gomez chia sẻ với CNN.

 Thành phố Mexico, đô thị rộng lớn với gần 22 triệu dân - một trong những thành phố lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng do một loạt vấn đề – gồm địa lý, phát triển đô thị hỗn loạn, cơ sở hạ tầng xuống cấp – và tác động ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu.

Những năm có lượng mưa thấp bất thường, thời gian khô hạn kéo dài và nhiệt độ cao gây thêm căng thẳng cho hệ thống nước vốn đang chịu nhiều áp lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Nhà chức trách đã buộc phải đưa ra những hạn chế đáng kể đối với việc bơm nước từ các hồ chứa.

Christian Domínguez Sarmiento, nhà khoa học khí quyển tại Đại học Quốc gia Mexico cho biết: “Một số khu vực lân cận bị thiếu nước trong nhiều tuần và phải 4 tháng nữa mới bắt đầu có mưa”.

Các chính trị gia đang tìm cách hạ thấp cảm giác về một cuộc khủng hoảng, nhưng một số chuyên gia đánh giá tình hình hiện đã đến mức nghiêm trọng. Thậm chí, Thành phố Mexico có thể hướng tới “ngày số 0” trong vài tháng nữa – thời điểm các vòi nước sẽ trong thành phố sẽ cạn kiệt trên diện rộng.

Mức thấp lịch sử

Thành phố Mexico đông dân cư nằm trên vùng đất trải dài của một lòng hồ nằm ở độ cao khoảng 2.200m so với mực nước biển. Thành phố được xây dựng trên vùng cấu tạo địa chất giàu đất sét - hiện đang lún xuống - và dễ xảy ra động đất cũng như rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Đây có lẽ là một trong những nơi cuối cùng mà ngày nay người ta chọn để xây dựng siêu đô thị.

Người Aztec đã chọn địa điểm này để xây dựng thành phố Tenochtitlan vào năm 1325, khi nơi đây còn là một dãy hồ. Họ xây dựng và mở rộng thành phố ra bên ngoài, xây dựng mạng lưới kênh rạch và cầu để phục vụ sinh hoạt và sản xuất gắn liền với nguồn nước.

Nhưng khi người Tây Ban Nha đến nơi này vào đầu thế kỷ 16, họ đã phá hủy phần lớn thành phố, làm cạn nước lòng hồ, lấp kênh rạch và phá rừng. Jose Alfredo Ramirez, kiến trúc sư và đồng giám đốc của Groundlab, một tổ chức nghiên cứu chính sách và thiết kế, cho biết: “Người Tây Ban Nha coi nước là cản trở mà họ muốn loại bỏ để thành phố có thể phát triển mạnh”.

Quyết định của người Tây Ban Nha được cho là nguồn cơn của nhiều vấn đề Thành phố Mexico hiện đang phải đối mặt. Các vùng đất ngập nước và sông ngòi đã được thay thế bằng bê tông và nhựa đường. Vào mùa mưa thì lũ lụt còn mùa khô thì hạn hán.

Theo nghiên cứu gần đây, khoảng 60% lượng nước của Thành phố Mexico đến từ tầng ngậm nước, nhưng nguồn nước này đã bị khai thác vô tội vạ đến mức thành phố đang lún với tốc độ đáng sợ - khoảng 50cm mỗi năm. Tầng ngậm nước không được bổ sung đầy đủ do nước mưa không thể thẩm thấu xuống đất vì diện tích bê tông hóa quá lớn.

Phần nước còn lại của thành phố được bổ sung từ các nguồn bên ngoài thành phố, trong một quy trình bị cho là cực kỳ kém hiệu quả, trong đó khoảng 40% lượng nước bị thất thoát do rò rỉ.

Hệ thống nước Cutzamala, một mạng lưới các hồ chứa, trạm bơm, kênh và đường hầm, cung cấp khoảng 25% lượng nước được Thung lũng Mexico, bao gồm cả Thành phố Mexico, sử dụng. Nhưng hạn hán nghiêm trọng đã gây thiệt hại nặng nề. Hiện tại, Hệ thống Cutzamala hiện chỉ hoạt động ở mức khoảng 39% công suất - mức thấp lịch sử.

Bờ đập lộ thiên của Đập Villa Victoria, một phần của Hệ thống Cutzamala, ở Villa Victoria, Mexico vào ngày 26/1/2024. (Ảnh: Reuters)

Tháng 10/2023, Conagua, ủy ban nước quốc gia của Mexico tuyên bố sẽ hạn chế 8% lượng nước từ Cutzamala “để đảm bảo cung cấp nước uống cho người dân trước tình trạng hạn hán nghiêm trọng”. Chỉ vài tuần sau, giới chức đã thắt chặt đáng kể các hạn chế, giảm gần 25% lượng nước do hệ thống cung cấp, nguyên nhân là do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Germán Arturo Martínez Santoyo, Tổng Giám đốc Conagua nói vào thời điểm đó:“Sẽ phải thực hiện các biện pháp để có thể phân phối lượng nước mà Cutzamala có theo thời gian, đảm bảo rằng lượng nước này không cạn kiệt”.

Theo một báo cáo được công bố trong tháng này, khoảng 60% diện tích Mexico đang trải qua hạn hán từ mức độ trung bình đến đặc biệt nghiêm trọng. Gần 90% diện tích Thành phố Mexico đang bị hạn hán nghiêm trọng - và tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi còn vài tháng nữa mới bắt đầu đến mùa mưa.

Biến đổi khí hậu cũng được cho là có tác động nặng nề đến tình trạng thiếu nước ở Thành phố Mexico. 3 năm xảy ra hiện tượng La Niña gây hạn hán cho khu vực, và sau đó là sự xuất hiện của El Niño vào năm ngoái khiến mùa mưa ngắn ngủi không thể bổ sung nước cho các hồ chứa.

Thêm vào đó, xu hướng lâu dài của hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người gây ra vẫn đang tiếp diễn, gây ra hạn hán kéo dài hơn và các đợt nắng nóng gay gắt hơn.

Bà Sarmiento cho biết: “Biến đổi khí hậu đã khiến hạn hán ngày càng nghiêm trọng do thiếu nước. Thêm vào đó, nhiệt độ cao đã khiến nước có sẵn trong hệ thống Cutzamala bốc hơi”.

Mùa hè năm ngoái đã chứng kiến một trong những đợt nắng nóng tàn khốc hoành hành trên diện rộng khắp đất nước Mexico, cướp đi sinh mạng của ít nhất 200 người. Theo một phân tích của các nhà khoa học, những đợt nắng nóng này “hầu như không thể xảy ra” nếu không có biến đổi khí hậu.

Các tác động của biến đổi khí hậu xảy đến cùng lúc với những khó khăn ngày càng tăng của một thành phố đang phát triển nhanh chóng. Khi dân số bùng nổ, các chuyên gia cho rằng hệ thống nước tập trung đã không thể đáp ứng nhu cầu.

“Ngày số 0?”

Cuộc khủng hoảng đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu Thành phố Mexico có gặp phải tình trạng “ngày số 0” hay không, khi hệ thống Cutzamala rơi xuống mức thấp đến nỗi không thể cung cấp bất kỳ nguồn nước nào cho cư dân thành phố.

Truyền thông địa phương đưa tin rộng rãi vào đầu tháng 2 rằng một quan chức từ chi nhánh của Conagua cho biết nếu không có mưa đáng kể, “ngày số 0” có thể đến sớm nhất là vào ngày 26/6.

Người dân Thành phố Mexico đang đối mặt với khó khăn do tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt. (Ảnh: Reuters)

Nhưng chính quyền đã tìm cách đảm bảo với người dân rằng sẽ không có “ngày số 0”. Trong cuộc họp báo ngày 14/2, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador cho biết công việc đang được tiến hành để giải quyết vấn đề nước. Trong khi đó, Thị trưởng Thành phố Mexico, Martí Batres Guadarrama trong một cuộc họp báo gần đây nói rằng các báo cáo về “ngày số 0” là “tin giả” do các đối thủ chính trị lan truyền.

Sosa-Rodríguez, người đứng đầu bộ phận tăng trưởng kinh tế và môi trường tại Đại học Metropolitan Autonomous ở Thành phố Mexico không nhất trí với các tuyên bố này khi cho rằng, Thành phố Mexico có thể cạn kiệt nước trước khi mùa mưa đến nếu tiếp tục sử dụng nước theo cách cũ.

Theo bà Sosa-Rodríguez, điều này không có nghĩa là hệ thống nước sẽ sụp đổ hoàn toàn vì thành phố không chỉ phụ thuộc vào một nguồn. Tình huống sẽ không giống như khi Cape Town ở Nam Phi gần như cạn kiệt hoàn toàn nước vào năm 2018 sau đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài nhiều năm. Bà nói: “Một số nhóm cư dân vẫn sẽ có nước, nhưng hầu hết mọi người thì không”.

Raúl Rodríguez Márquez, chủ tịch Hội đồng tư vấn nước phi lợi nhuận cho biết, ông không tin thành phố sẽ đạt đến “ngày số 0” trong năm nay - nhưng ông cảnh báo, điều đó sẽ xảy ra nếu không thực hiện ngay các thay đổi.

“Chúng ta đang ở trong tình thế nguy cấp và có thể rơi vào tình thế cực đoan trong vài tháng tới. Tôi không nghĩ có ai đó đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều này”,ông Márquez nói.

Trong một tuyên bố trên trang web của mình, ủy ban nước quốc gia của Mexico cho biết họ đang thực hiện dự án kéo dài 3 năm để lắp đặt, phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng nước nhằm giúp Thành phố Mexico cải tạo và nâng cấp hệ thống Cutzamala, bao gồm bổ sung thêm giếng mới và tăng cường vận hành các nhà máy xử lý nước.

Mặc dù vậy, căng thẳng vẫn gia tăng khi một số cư dân buộc phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt, trong khi những người khác – thường ở những khu vực giàu có hơn – hầu như không bị ảnh hưởng.

Bà Sosa-Rodríguez nói: “Rõ ràng có sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận nguồn nước trong thành phố và điều này liên quan đến thu nhập của người dân”.Bà nói thêm, mặc dù “ngày số 0” có thể chưa đến đối với toàn bộ Thành phố Mexico, nhưng một số khu vực lân cận phải vật lộn với tình trạng này trong nhiều năm.

Amanda Martínez, một cư dân khác ở quận Tlalpan của thành phố cho biết, đối với người dân ở đây, tình trạng thiếu nước không có gì mới. Cô và gia đình thường phải trả hơn 100 USD cho một thùng nước mua từ xe chở nước của thành phố. Nhưng tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Đôi khi có thể phải hơn hai tuần trôi qua mà không có nước và cô lo sợ điều gì đó xấu hơn nữa có thể xảy ra.

“Không ai trong số tất cả chúng tôi có thể sẵn sàng để đối mặt với vấn đề này”, Martínez nói.

(Nguồn: CNN/VOV)

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
  • HLV Kiatisuk chưa muốn ngồi ghế nóng ở tuyển Việt Nam
  • Thay đổi chính sách thuế, hải quan là cần thiết, có lợi cho DN
  • Gây địa chấn trước Hàn Quốc, HLV Thái Lan nói gì
  • Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
  • Năm 2015: Thanh tra tài chính các dự án vốn ngân sách lớn
  • Tổng cục Thuế nâng cấp phần mềm khai thuế phiên bản 3.3.0
  • Mách chị em mẹo bảo quản bánh chưng ngày Tết