【ty le keo.nha cai】Trường ĐH hoạt động như DN: “Trông người lại ngẫm đến ta”

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:01:41 评论数:

truong dh hoat dong nhu dn trong nguoi lai ngam den ta

Trao quyền tự chủ về tài chính sẽ giúp các trường chủ động hơn trong hoạt động và nghiên cứu KH. Ảnh Internet.

Coi như một ngành công nghiệp

Xu thế phát triển của công nghệ thông tin,ườngĐHhoạtđộngnhưDNTrôngngườilạingẫmđếty le keo.nha cai toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế đã làm thay đổi cách nhìn nhận về khu vực giáo dục ĐH. "Hàng hóa" của khu vực này vốn dĩ đã đặc biệt nay trở nên thương mại hóa hơn là một loại hàng hóa công cộng đơn thuần. Cùng với sự giảm sút đầu tư của khu vực công và gia tăng nhu cầu trên phạm vi toàn cầu đã mở ra một cơ hội cũng như thách thức đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập.

Mặc dù là đặc thù, nhưng ngành công nghiệp giáo dục ĐH cũng giống như các ngành công nghiệp khác, cũng có tính cạnh tranh và hoạt động giống như một doanh nghiệp để có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình.

Trong môi trường cạnh tranh, quản trị các cơ sở ĐH trên thế giới có xu hướng như mô hình quản trị doanh nghiệp để có thể đáp ứng mối quan hệ cung- cầu về một loại hình sản phẩm có tính đặc thù. Đó chính là kiến thức hay còn gọi là thực hiện chức năng phát triển kinh tế- xã hội bên cạnh chức năng truyền thống là đào tạo và nghiên cứu.

Bởi thế, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt thì buộc các cơ sở ĐH phải có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh, đó chính là các cơ sở sản xuất trong môi trường tự do cạnh tranh, hoạt động giống như một doanh nghiệp, có mục tiêu sinh lời. Chính các yếu tố về chương trình học, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên và hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ sở ĐH là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển cũng như quyết định đến yếu tố sinh lợi của các cơ sở ĐH.

Thực tế ở nhiều nước trên thế giới đã chứng minh rằng, các trường càng nhận ít kinh phí từ ngân sách Nhà nước thì mức độ tự chủ càng lớn. Phần lớn các trường ĐH ở những nước đang phát triển nhận trên 90% kinh phí hoạt động từ nguồn nhà nước giao cho hoạt động đào tạo. Nhưng trường công ở một số nước phát triển sẽ có thể tạo ra thu nhập đáng kể từ các hợp đồng nghiên cứu, dự án giảng dạy và nhiều hoạt động tạo ra thu nhập khác khiến nguồn tiền từ Nhà nước chỉ chiếm khoảng 20- 25% kinh phí hoạt động của họ.

Trên thế giới hiện có 2 mô hình quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục ĐH đó là kiểm soát nhà nước và giám sát nhà nước. Mô hình kiểm soát nhà nước khá phổ biến ở khu vực châu Âu, điển hình là Pháp. Theo mô hình này, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hệ thống giáo dục ĐH, Nhà nước kiểm soát gần như tất cả các hoạt động của hệ thống giáo dục ĐH.

Đối với mô hình giám sát nhà nước, phổ biến ở các quốc gia Anh, Mỹ, Úc, nhà nước kiểm soát hệ thống ĐH nhằm đảm bảo chất lượng học thuật và duy trì mức độ chịu trách nhiệm cao của các trường ĐH. Theo đó, Nhà nước không can thiệp sâu vào cơ sở giáo dục ĐH thông qua các quy định chi tiết và kiểm soát chặt chẽ như mô hình nhà nước kiểm soát mà tôn trọng quyền tự chủ của các nhà trường và khuyến khích khả năng tự quản lý và chịu trách nhiệm.

Như vậy, Nhà nước sẽ giám sát và quản lý từ xa và dùng các hành lang và khuôn khổ pháp lý để điều tiết. Mô hình này được cho là có khả năng tạo sự đột biến sáng tạo trong các cơ sở giáo dục ĐH.

Chưa phát huy được yếu tố "tự thân"

Ở nước ta, cùng với đổi mới cơ chế chính sách, Nhà nước đã ưu tiên dành nguồn vốn cho phát triển cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Giai đoạn 2001-2010, tổng nguồn vốn dành cho giáo dục, đào tạo đạt 603.870 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 20% tổng chi ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, theo báo cáo chưa đầy đủ của các cơ quan bộ, ngành trung ương và các địa phương (không tính khối lực lượng vũ trang), trong tổng số hơn 20.226 đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, thì chỉ có 117 đơn vị (chiếm 0,6%) đảm bảo được chi phí hoạt động thường xuyên. Số đơn vị đảm bảo được một phần chi phí hoạt động thường xuyên chiếm tỷ lệ hơn 34%. Còn lại hơn 65% phải dựa toàn bộ vào nguồn ngân sách Nhà nước.

Để cải thiện tình trạng này, theo ông Nguyễn Việt Hồng, Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), thời gian tới tiếp tục hoàn thiện thể chế về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập. Trong đó, tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực và tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý.

Trong đó, đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục phổ thông và một số trường ĐH, dạy nghề ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn sẽ thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm có hạn chế trong nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo và biên chế được cấp có thẩm quyền giao theo vị trí việc làm của đơn vị, có nghĩa hạch toán như đơn vị sự nghiệp.

Còn nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ giáo dục và đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã hội, được quyền định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí hợp lý, đúng pháp luật.

Ngoài ra, được nhà nước giao vốn, xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; được quyền quyết định việc huy động vốn, sử dụng vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ được giao theo quy định để mở rộng việc cung cấp dịch vụ, tự quyết định số người làm việc và trả lương trên cơ sở thang bảng lương của Nhà nước và chất lượng hiệu quả công việc. Có nghĩa, hạch toán như doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Việt Hồng cũng khẳng định, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập cũng sẽ tiếp tục được hoàn thiện trên cơ sở thực hiện minh bạch hóa các hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị này, khắc phục tình trạng công- tư lẫn lộn.

Minh Anh