【nhận định kèo tottenham】Hàn Quốc đề xuất đàm phán với Triều Tiên về việc đoàn tụ các gia đình bị chia cắt
Cảnh xúc động trong một cuộc đoàn tụ của những người thân bị chia cắt ở hai miền Nam-Bắc Triều Tiên. Ảnh: CAND
Đề xuất bất ngờ được đưa ra vài ngày trước kỳ nghỉ lễ Chuseok,ànQuốcđềxuấtđàmphánvớiTriềuTiênvềviệcđoàntụcácgiađìnhbịchiacắnhận định kèo tottenham một trong những lễ kỷ niệm hàng năm lớn nhất đối với cả Nam và Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, triển vọng được cho là không mấy sáng sủa, khi Triều Tiên đang từ chối giao dịch với chính quyền của Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se, người phụ trách các vấn đề liên Triều, kêu gọi một phản ứng tích cực và nhanh chóng, đồng thời cho biết Seoul sẽ xem xét các ưu tiên của Bình Nhưỡng trong việc quyết định ngày giờ, địa điểm, chương trình và hình thức của cuộc hội đàm.
“Chúng tôi hy vọng rằng các quan chức có trách nhiệm của hai bên sẽ gặp trực tiếp càng sớm càng tốt để thảo luận thẳng thắn về các vấn đề nhân đạo, bao gồm cả vấn đề gia đình ly tán”, Bộ trưởng Kwon nói trong một cuộc họp báo.
Hai miền Triều Tiên thường tổ chức các cuộc đoàn tụ gia đình vào các ngày lễ lớn, chủ yếu vào dịp lễ Chuseok để ăn mừng vụ thu hoạch mùa thu.
Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, người vừa nhậm chức hồi tháng 5, đã công bố một kế hoạch mà ông gọi là kế hoạch “táo bạo” nhằm cung cấp viện trợ kinh tế để giải trừ hạt nhân ở Triều Tiên.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Kwon cho biết đề xuất về việc đoàn tụ nêu trên không phải là một phần trong sáng kiến viện trợ phi hạt nhân hóa của Tổng thống Yoon mà là một bước đi nhằm khởi động lại các hoạt động trao đổi nhân đạo, bất kể tình hình chính trị và quân sự của hai bên.
Theo ông, “kế hoạch táo bạo và các vấn đề nhân đạo có thể song hành với nhau, mang lại hiệu quả tích cực cho nhau”.
Các gia đình ly tán đã bị chia cắt ở hai miền Nam – Bắc Triều Tiên kể từ sau khi cuộc chiến năm 1950 - 1953 kết thúc trong một hiệp định đình chiến chứ không phải hiệp ước hòa bình.
Dữ liệu của Bộ Thống nhất cho thấy hơn 133.000 người Hàn Quốc đã đăng ký với chính phủ để đươc đoàn tụ gia đình kể từ năm 1988, nhưng chỉ có khoảng 44.000 người còn sống tính đến cuối tháng 8, với 37% ở độ tuổi 80 và 30% ở độ tuổi 90.
BẢO NGHI (Lược dịch từ Yonhap)