【kết quả bóng tây ban nha】Sửa quy định thuê bảo quản hàng dự trữ: Đảm bảo minh bạch, đúng pháp luật

Sửa quy định thuê bảo quản hàng dự trữ: Đảm bảo minh bạch, đúng pháp luật

Tổng cục Dự trữ Nhà nước kiểm tra sổ ghi chép quá trình bảo quản tại kho dự trữ quốc gia. Ảnh: Đức Minh

Nhiều nội dung không còn phù hợp

Thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia (DTQG) là việc các bộ, ngành được phân công quản lý hàng DTQG thuê các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện công tác bảo quản hàng DTQG.

Theo lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) cho biết, triển khai quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024, trên cơ sở các quy định của pháp luật về DTQG, về đấu thầu, về ngân sách nhà nước (NSNN) và pháp luật có liên quan, Tổng cục DTNN đã khẩn trương chủ trì, soạn thảo Dự thảo Thông tư sửa đổi, thay thế Thông tư số 172/2013/TT-BTC quy định về thuê bảo quản hàng DTQG.

Đến nay, đơn vị đã triển khai các bước xây dựng dự thảo thông tư thay thế Thông tư 172, gồm: nghiên cứu cơ chế chính sách quy định về thuê bảo quản hàng DTQG; đánh giá tình hình thực hiện bảo quản và thuê bảo quản hàng DTQG tại bộ, ngành quản lý hàng DTQG. Đồng thời, rà soát, đánh giá nội dung từng điều, khoản của Thông tư 172; chỉ ra những tồn tại, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; xây dựng, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư 172 trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với thực tế; thực hiện quy trình xây dựng, lấy ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan; đăng tải thông tin rộng rãi trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục DTQG và của Bộ Tài chính...

Theo bà Nguyễn Thu Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Tổng cục DTNN), sau hơn 10 năm thực hiện thuê bảo quản hàng DTQG theo Thông tư 172 (từ năm 2013), bên cạnh những kết quả đạt được, việc thi hành Thông tư 172 đến thời điểm hiện nay đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định, bên cạnh đó Nhà nước ban hành cơ chế chính sách mới có tác động trực tiếp đến hoạt động thuê bảo quản.

Trước hết, một số căn cứ pháp lý tại Thông tư 172 không còn phù hợp khi cơ chế chính sách từ năm 2013 đến nay có sửa đổi, thay thế, như: Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2023/NĐ-CP thay thế Nghị định số 118/2008/NĐ-CP của Chính phủ; bổ sung các Nghị định của Chính phủ số 128/2015/NĐ-CP và số 56/2021/NĐ-CP ngày 31/5/2021. Đặc biệt, Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu mới số 22/2023/QH15 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2024; Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, trong đó quy định “bảo quản hàng dự trữ quốc gia” thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đấu thầu (Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật Đấu thầu 2023).

Một số nội dung Thông tư 172 cần quy định rõ, đầy đủ, sát hơn với thực tế hiện nay và nhất quán với các quy định của pháp luật về DTQG, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện như: Phần giải thích từ ngữ về luân phiên đổi hàng, luân chuyển, hoán đổi hàng DTQG; quy định trích lập khen thưởng về công tác bảo quản chưa đúng đối tượng.

Một số nội dung không còn phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu mới ban hành như: Hợp đồng thuê bảo quản và thời gian thực hiện hợp đồng; bổ sung việc xác định nguồn vốn, dự toán thuê bảo quản đối với gói thầu có thời gian thực hiện bảo quản dài hơn 1 năm theo quy định của Luật Đấu thầu mới và phù hợp với thực tế thực hiện việc thuê bảo quản hàng DTQG; nguyên tắc xử lý chuyển tiếp (tại Điều 9 của Thông tư 172) quy định: Việc hợp đồng thuê bảo quản tiếp tục được ký kết cho năm tiếp theo nếu sau khi thực hiện rà soát các tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện thực hiện bảo quản theo quy định (không nhất thiết phải thông qua đấu thầu) là không còn phù hợp với pháp luật đấu thầu. Một số mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư 172 không còn phù hợp theo quy định hiện hành.

Tháo gỡ các vướng mắc, bất cập

Theo ban soạn thảo, việc sửa đổi, thay thế Thông tư 172 là cần thiết. Bên cạnh tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về nguồn vốn, dự toán trong đấu thầu thuê bảo quản hàng DTQG khi thời gian thực hiện hợp đồng thuê bảo quản thường kéo dài trên 1 năm, vượt quá năm ngân sách; đảm bảo việc bảo quản hàng DTQG được duy trì liên tục không bị gián đoạn, chất lượng hàng hóa được đảm bảo.

Nguồn vốn được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo; cho phép chủ đầu tư được tổ chức lựa chọn nhà thầu trong năm này để mua sắm cho các năm tiếp theo (Điều 39 Luật Đấu thầu).

Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung các quy định hướng dẫn hoạt động thuê bảo quản hàng DTQG, đảm bảo cho việc triển khai thuận lợi, phù hợp với thực tế và đúng theo quy định của pháp luật; giúp các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ bảo quản hàng DTQG theo đúng quy định của pháp luật về DTQG, về NSNN; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thu hút tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ nhận thuê bảo quản hàng DTQG, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu DTQG và nhiệm vụ chính trị được giao.

Đặc biệt, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về thuê bảo quản hàng DTQG nhằm đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và minh bạch trong việc tổ chức lựa chọn doanh nghiệp, tổ chức nhận thuê bảo quản hàng DTQG thông qua đấu thầu.

Ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Quản lý, bảo quản chất lượng hàng DTQG luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành DTNN. Để nâng cao chất lượng bảo quản hàng DTQG tại các điểm kho dự trữ, trong giai đoạn 2020 - 2030, Tổng cục DTNN định hướng tập trung nghiên cứu phát triển ứng dụng các công nghệ mới trong công tác quản lý, tận dụng tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghệ số để từng bước tiến hành tự động hóa các khâu trong quy trình nghiệp vụ bảo quản hàng DTQG.

Cúp C1
上一篇:Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
下一篇:Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại