【keo ma lai xi a】93% doanh nghiệp sẽ được gia hạn nộp thuế

DN

Dự kiến,ệpsẽđượcgiahạnnộpthuếkeo ma lai xi a các đối tượng được gia hạn sẽ phải nộp thuế vào thời điểm từ tháng 10 đến hết tháng 12/2020.

Quy định rõ để gia hạn ngay khi ban hành

Tại dự thảo nghị định đã quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất đối với 3 nhóm đối tượng, trong đó chủ yếu là DN nhỏ và vừa; DN nhỏ và siêu nhỏ; các đối tượng thuộc các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid - 19.

Gói gia hạn nộp thuế thực hiện trong thời gian 5 tháng, với số tiền là hơn 30 nghìn tỷ đồng. Dự kiến, các đối tượng được gia hạn sẽ phải nộp thuế vào thời điểm từ tháng 10 đến hết tháng 12/2020.

Trả lời câu hỏi của báo chí tại cuộc họp báo về vấn đề này chiều 11/3, ông Phạm Đình Thi cho biết, dịch Covid -19 hiện nay tác động nhiều mặt đến tình hình kinh tế - xã hội. Bộ Tài chính dự thảo nghị định căn cứ vào báo cáo đánh giá của các bộ, ngành, ý kiến của các hiệp hội DN và trên cơ sở rà soát, phân tích các loại hình kinh doanh, cũng như ý kiến các chuyên gia. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế cho các ngành bị tác động lớn, tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19.

Lý giải tại sao không gia hạn đối với thuế thu nhập DN, theo ông Phạm Đình Thi, thuế thu nhập DN đã tạm kê khai theo quý và tiền đã nộp vào năm 2019. “Trên thực tế đã kê khai, đã nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) và đã thực hiện cân đối năm 2019 theo Luật NSNN, được Quốc hội thông qua” - ông Thi nói.

Về quy định “Danh mục các ngành kinh tế” mà các DN, cá nhân hoạt động, được gia hạn tiền thuế, được hiểu như thế nào cho đúng. Ông Phạm Đình Thi cho biết, quy định danh mục ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 mục này được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có 5 cấp độ.

Ông Phạm Đình Thi nêu ví dụ, Bộ Tài chính đề xuất ngành sản xuất chế biến thực phẩm. Ở mục C, ngành cấp 1 là công nghiệp chế biến và chế tạo; cấp 2 là sản xuất chế biến thực phẩm. Trong đó, gồm: chế biến các sản phẩm thịt, từ thịt, giết mổ gia súc gia cầm, chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt; chế biến và bảo quản các thủy sản và sản phẩm từ thủy sản; chế biến và bảo quản các sản phẩm thủy sản đông lạnh; chế biến và bảo quản thủy sản khô; chế biến và bảo quản các sản phẩm nước mắm; chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản; chế biến và bảo quản các sản phẩm rau quả (trong đó có ngành sản xuất nước ép từ rau quả; chế biến và bảo quản rau quả khác); sản xuất dầu mỡ thực vật (sản xuất dầu mỡ thực vật, sản xuất dầu bơ thực vật); chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa... “Các ngành kinh tế được hiểu như thế. Ngành kinh tế cấp 2 được hưởng, có nghĩa là các ngành kinh tế cấp 3, cấp 4, cấp 5 trong ngành kinh tế cấp 2 thì đều được giãn thuế” - ông Phạm Đình Thi cho hay.

Với một số ý kiến thắc mắc về trình tự, thủ tục để thực hiện gia hạn thuế, ông Thi cho biết, DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng gia hạn gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất đối với các khoản thuế, tiền thuê đất được gia hạn theo mẫu ban hành kèm theo này cho cơ quan thuế quản lý, chậm nhất là ngày 31/5/2020 (theo phương thức điện tử hoặc phương thức khác do người nộp thuế lựa chọn).

“Như vậy, hàng tháng, theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, đối tượng nộp thuế vẫn phải kê khai, nhưng người nộp thuế gửi Giấy đề nghị gia hạn, thì cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm rà soát và gia hạn. Bộ Tài chính sẽ không ban hành thông tư hướng dẫn, mà đã quy định rõ trong dự thảo nghị định để chính sách ban hành được thực hiện ngay.” - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nói rõ hơn.

Bộ Tài chính đã rà soát đề xuất miễn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí

Một trong những vấn đề được báo chí quan tâm đó là yêu cầu của Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính rà soát để miễn, giảm thuế, phí, lệ phí. Làm rõ thêm về vấn đề này, theo ông Phạm Đình Thi, trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát các khoản phí, lệ phí là đầu vào của DN. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành quy định theo thẩm quyền, hoặc trình Chính phủ ban hành.

Theo ông Phạm Đình Thi, mới đây, Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài. Trong đó, nghị định này đã miễn lệ phí môn bài hàng năm đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; cơ sở giáo dục, mầm non công lập và cơ sở giáo dục công lập; miễn lệ phí môn bài năm đầu của DN, hộ gia đình, cá nhân và nhóm cá nhân thành lập mới; miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của DN nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin DN, lệ phí đăng ký DN. Trong đó, điều chỉnh thu lệ phí kinh doanh từ 200 nghìn đồng xuống còn 5 nghìn đồng/lượt.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang trình nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Trong dự thảo nghị định này đã đề nghị giảm thuế cho 14 mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp; giảm thuế nhập khẩu cho 25 mặt hàng cơ khí. Ví dụ như mặt hàng động cơ, giảm từ 20% xuống 10%; bộ phận của máy thổi khí giảm từ 15% xuống 10%..., hoặc ngành công nghiệp khác, đề xuất giảm thuế cho 12 mặt hàng. Đối với ngành công nghiệp, bổ sung ưu đãi thuế nhập khẩu 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên phát triển công nghiệp cho ngành sản xuất lắp ráp ô tô, góp phần giảm chi phí đầu vào cho các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Gia hạn theo thẩm quyền của Chính phủ


Về thời gian gia hạn nộp thuế, theo ông Phạm Đình Thi, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 5 tháng căn cứ vào thẩm quyền của Chính phủ quy định tại Điều 49 Luật Quản lý thuế (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13, khoản 3 Điều 6 Luật số 71/2014/QH13): gia hạn nộp thuế trong trường hợp “không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ và thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 1 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế”.

Về thẩm quyền gia hạn nộp thuế, ông Phạm Đình Thi cho biết, khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý thuế (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 quy định: “Chính phủ gia hạn nộp thuế trong trường hợp việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định”). Do đó, Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN ứng phó với tác động của dịch Covid-19.

------------------------------------------------------------------------------------------------

* Ông Phạm Đình Thi – Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính):
Cứ DN nhỏ và siêu nhỏ là được gia hạn nộp thuế

thi

Dự thảo nghị định chỉ gia hạn tiền thuế phát sinh, không gia hạn số nợ thuế. Nếu gia hạn cả tiền nợ thì chúng ta đánh đồng DN chấp hành tốt với DN không chấp hành - DN vẫn còn nợ thuế. Do đó, trong dự thảo có nêu rõ là gia hạn tiền thuế phát sinh phải nộp của các tháng có liệt kê.

Đến nay, Bộ Tài chính vẫn luôn bám sát diễn biến tình hình dịch để kịp thời đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, các DN phá sản bản chất họ không sản xuất, kinh doanh, không phát sinh thuế nên dù muốn cũng không miễn thuế được vì làm sao có thuế mà miễn.

Nhưng riêng với đối tượng DN nhỏ và vừa, dù thiệt hại ít hay thiệt hại nhiều đều được gia hạn. Việc thiệt hại không thể phân tích, đánh giá được. Cứ DN nhỏ và siêu nhỏ là được gia hạn, không phân biệt. Thực tế, số DN nhỏ và siêu nhỏ được gia hạn trong nghị định này chiếm tới 93% số DN thực tế đang kinh doanh và đang có kê khai nộp thuế.


* Ông Lưu Đức Huy – Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế):

Các DN tự xác định và đề xuất gia hạn nộp thuế

huy

Đối với vấn đề DN tự kê khai xin gia hạn nộp thuế, dự thảo nghị định đã quy định rất rõ những ngành nghề được ưu đãi, hỗ trợ. Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Các DN đối chiếu theo quyết định này để xác định mình thuộc đối tượng được gia hạn hay không. Thực tế, chúng ta không lo DN không tiếp cận được thông tin, bỏ lỡ quyền lợi của mình, bởi hiện nay hơn 99% DN đang kê khai và nộp thuế điện tử tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ nên chắc chắn DN sẽ biết và nắm được để đến kê khai.

Không nên dành thời gian cử đoàn khảo sát, xác định đối tượng được gia hạn, bởi đối tượng hỗ trợ rất rộng. Riêng DN nhỏ và siêu nhỏ đã chiếm tới 93% tổng số DN đang hoạt động, ngoài ra còn các DN thuộc các ngành nghề khác và hộ cá nhân kinh doanh cũng thuộc đối tượng được gia hạn tiền thuế. Hiện tại, cơ quan thuế cũng đang quản lý theo phương thức quản lý rủi ro. Tức là, nếu chúng tôi phát hiện ra người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro theo quy định thì mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Chúng tôi hy vọng các đối tượng nộp thuế được gia hạn sẽ tự xác định đúng.

DN được gia hạn thì không phải tính tiền chậm nộp, nhưng với điều kiện phải đúng đối tượng. Nếu không thuộc đối tượng thì lúc đó sẽ là đối tượng bị chậm nộp và phải xử lý theo quy định của pháp luật về thuế.

* Ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội:
Đề xuất của Bộ Tài chính là rất đúng và trúng

anh

Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của cộng đồng DN. Trong đó, đặc biệt là khu vực DNNVV với quy mô quá nhỏ, nguồn vốn và tài chính hạn hẹp, ít nguồn lực dự phòng, khả năng ứng biến yếu trước thử thách gây ra bởi dịch bệnh...

Thực tế cho thấy, lượng “cầu” giảm đột ngột dẫn đến sự ngưng trệ một loạt hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch, nhà nghỉ, khách sạn, cửa hàng, trung tâm thương mại... Bên cạnh đó, dịch bệnh lan đến hơn 100 quốc gia trên thế giới cũng khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu của DN phải đối mặt với thực tế đầy rẫy khó khăn. Nhìn chung, đa số DNNVV đang ngày càng gần hơn với nguy cơ hụt hơi, phá sản và rời khỏi thị trường nếu không nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng của Chính phủ.

Trong bối cảnh khó khăn đó, nhiều DN bị thiệt hại lớn không có khả năng nộp thuế đúng hạn nên đề xuất gia hạn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho DN, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình của Bộ Tài chính là rất hợp lý và cần thiết. Trong đó, Bộ Tài chính đã xác định đúng và trúng các đối tượng, ngành nghề kinh tế đang bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi Covid-19 được gia hạn như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất giày dép; sản xuất điện tử, máy vi tính; sản xuất và lắp ráp ôtô; vận tải; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; du lịch... Như vậy, với khoảng hơn 90% DN thuộc đối tượng được gia hạn thuế sẽ có thể yên tâm ổn định sản xuất - kinh doanh, vượt qua khó khăn.

Cộng đồng DN mong các cơ quan chức năng, địa phương khẩn trương xây dựng các tiêu chí thực thi chính sách vào thực tế để DN không phải chờ đợi quá lâu trong khi tình hình đang cấp bách. Đồng thời, bản thân DN cần nhanh chóng tiếp cận thông tin, nghiên cứu, đối chiếu theo quy định để có thể xác định một cách chính xác mình thuộc đối tượng được gia hạn hay không để không bỏ lỡ quyền lợi của mình.


* Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS):
Giải pháp cấp bách “cứu” DN thoát khỏi hoàn cảnh khốn khó

cam

Hiện nay, DN Việt đang rơi vào tình trạng vướng mắc tứ bề, gặp khó khăn về cả nguồn cung và cầu, trong khi nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu đang bị hạn chế, sản xuất đình trệ; nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu đều suy giảm đáng kể khiến cho doanh thu của DN giảm. Vì vậy, nhiều DN mong muốn được gia hạn nộp thuế để giảm bớt gánh nặng và có thể trụ vững qua cơn biến động vì dịch Covid-19.

Trước tình hình đó, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ DN cải thiện cung và cầu thì hỗ trợ bằng con đường tài chính, sử dụng các công cụ tài chính cũng vô cùng quan trọng. Có thể thấy, việc Bộ Tài chính gia hạn thuế, miễn tiền chậm nộp thuế cho các DN là một trong những giải pháp cấp bách để “cứu” DN thoát khỏi hoàn cảnh khốn khó. Thông qua việc gia hạn nộp thuế sẽ tạo điều kiện để DN tăng nguồn lực, góp phần hỗ trợ về vốn cho DN.

Vitas tin tưởng là một trong những đối tượng được gia hạn nộp thuế, DN ngành dệt may sẽ được tiếp sức, tránh nguy cơ phải rời khỏi thị trường, nhất là những DN nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh chính sách này, Nhà nước cần kết hợp thêm nhiều giải pháp đồng bộ như hỗ trợ cho DN vay vốn với mức lãi suất thấp, bởi hầu hết DN trong ngành dệt may đều sử dụng vốn vay nhiều. Trong thời gian tới hiệp hội sẽ nhanh chóng thực hiện thông tin tuyên truyền, hướng dẫn để hỗ trợ các DN thành viên có kế hoạch, phương án hoạt động hiệu quả để vượt qua khó khăn.


* Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
Gia hạn nộp thuế là thông tin tích cực cho doanh nghiệp

tuan

Việc Bộ Tài chính khẩn trương trình dự thảo nghị định gia hạn nộp thuế là thông tin rất tích cực cho các doanh nghiệp. Hiện nay tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn.

Điều mà chúng ta có thể thấy ngay hàng ngày của những tác động này chưa cần tới phân tích số liệu là những chuyến bay rỗng khách, những khu du lịch, khách sạn thưa thớt bóng người, những trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà hàng đìu hiu… Trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải chi trả rất nhiều chi phí như lương cho người lao động, tiền thuê mặt bằng, lãi vay, thuế phí… mà không có nguồn tiền bù đắp. Những hỗ trợ của Nhà nước như các giải pháp giãn, hoãn các loại thuế phải nộp chính là sự chung tay hỗ trợ giúp DN tồn tại, vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hy vọng rằng, văn bản này với tinh thần rất thuận lợi, rất khả thi sẽ được khẩn trương thông qua và sẽ được nhanh chóng đi vào thực tế.

Minh Anh và nhóm PV (thực hiện)

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
下一篇:Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà