Tại Hội nghị nhà phát triển toàn cầu WWDC 2024,ấnđềmớicủaAppleTrungQuốccấmcửbongdaso ket qua Apple giới thiệu công nghệ độc quyền có tên Apple Intelligence, cung cấp các tính năng AI mới hấp dẫn và tuyên bố hợp tác với OpenAI để sử dụng công cụ ChatGPT. ChatGPT có thể hỗ trợ trợ lý ảo Siri trả lời câu hỏi của người dùng. Động thái báo hiệu Apple đang cố gắng đẩy nhanh AI vào thời điểm các đối thủ như Microsoft, Google, Meta và Samsung đã tìm thấy chỗ đứng của mình trên mặt trận AI. Một thỏa thuận với OpenAI có thể giúp Apple thu hẹp khoảng cách. Tuy nhiên, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới điều chỉnh công nghệ AI tạo sinh đứng sau các dịch vụ phổ biến này. Vào tháng 8/2023, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC), ban hành các hướng dẫn mới cho ngành, yêu cầu các công ty phải xin phép trước khi triển khai dịch vụ AI. Tính đến tháng 3/2024, CAC đã phê duyệt hơn 100 mô hình AI, tất cả đều là nội địa. Theo Wall Street Journal, Apple đang tìm kiếm một công ty AI Trung Quốc để hợp tác trước khi iPhone 2024 ra mắt nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Nhu cầu tìm kiếm đối tác của Apple diễn ra vào thời điểm doanh số iPhone giảm 10% trong quý đầu năm nay, theo hãng nghiên cứu IDC, phần lớn do doanh số giảm mạnh ở Trung Quốc – thị trường lớn thứ hai – do chủ nghĩa dân tộc lên cao, kinh tế khó khăn và cạnh tranh khốc liệt. Rắc rối bủa vây Những hạn chế đối với các công cụ AI mới của Apple không dừng lại ở Trung Quốc. Trong một tuyên bố gửi đến CNN, Apple bày tỏ mong muốn mang các tính năng đến với khách hàng trên toàn cầu nhưng cũng đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý ở Liên minh châu Âu (EU). “Táo khuyết” có thể chưa tung ra các tính năng AI tại EU trong năm nay vì bất ổn trong quy định do Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) mang lại đối với quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu người dùng, theo người phát ngôn. Công ty cam kết hợp tác với Ủy ban châu Âu để tìm ra giải pháp cho điều này. Trong khi đó, tại Trung Quốc, trái ngược với sự sa sút của iPhone là màn tăng trưởng ấn tượng của Huawei (70%) trong quý đầu tiên, theo hãng nghiên cứu Counterpoint Research. Nếu Apple chưa thể tìm ra giải pháp trước mùa thu, khách hàng đại lục có thể cảm thấy hụt hẫng và tiếp tục chờ đợi cho đến khi có thể trải nghiệm đầy đủ tính năng AI của Apple. “Người tiêu dùng Trung Quốc mong đợi những chiếc điện thoại cao cấp của họ sở hữu chức năng AI tối tân và có thể lưỡng lự bỏ ra hơn 1.000 USD cho những thiết bị không có điều đó”,Nabila Popal – nhà phân tích cấp cao của IDC Research – nhận định. Dù vậy, bà tin rằng Apple sẽ đạt tăng trưởng trong dài hạn khi Apple Intelligence phát triển, có nhiều công dụng hơn, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và khi Siri tận dụng được các mô hình AI địa phương để cung cấp chức năng giống như ChatGPT. Apple không phải là công ty nước ngoài đầu tiên hợp tác với CAC về các vấn đề liên quan đến AI và smartphone. Vào tháng 1/2024, Samsung đã hợp tác với “ông lớn” công nghệ Baidu để sử dụng mô hình AI cho tính năng dịch thuật. Hãng điện tử Hàn Quốc cũng bắt tay với một công ty AI khác là Meitu cho các công cụ chỉnh sửa ảnh. Ở những nơi khác trên thế giới, Samsung sử dụng công nghệ AI độc quyền của riêng mình, cùng với mô hình AI Gemini của Google. Tương tự ChatGPT, AI Gemini bị cấm cửa tại Trung Quốc. Song, thị phần điện thoại Samsung chiếm chưa tới 1% thị trường này. Dù đồng hồ đang đếm ngược đến ngày iPhone mới xuất hiện, Jeff Fieldhack, Giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint, tin rằng Apple có thể ký thỏa thuận kịp thời nhờ sở hữu nền tảng người dùng mạnh mẽ. Lợi thế đó chính là một viên ngọc quý để các công ty làm việc với “gã khổng lồ” đến từ nước Mỹ. (Theo CNN) |