【set kèo】Tiếp tục duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích
Tồn dư Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích còn lớn
Một trong những nội dung được quan tâm tại phiên họp là về hoạt động viễn thông công ích. Trong quá trình góp ý có 2 loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị không quy định quỹ này trong luật. Ngược lại,ếptụcduytrìQuỹDịchvụviễnthôngcôngíset kèo có loại ý kiến đề nghị tiếp tục duy trì nhưng cần hoàn thiện quy định về quỹ cho phù hợp, hoạt động hiệu quả hơn.
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị tiếp tục duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, nhưng cần hoàn thiện quy định về quỹ cho phù hợp, hoạt động hiệu quả hơn.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu tại phiên họp |
Lý do, theo cơ quan thẩm tra, là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cần tiếp tục triển khai hạ tầng cáp quang, phủ sóng 4G, 5G đến địa bàn cấp thôn; đồng thời, tiếp tục hỗ trợ các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, thiết bị đầu cuối. Lĩnh vực viễn thông lại có tính đặc thù, số lượng doanh nghiệp tham gia không nhiều, do hạn chế về tài nguyên viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông thường chọn các địa bàn kinh doanh có lợi nhuận mà không triển khai tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vì chi phí đầu tư lớn, doanh thu không đủ bù đắp chi phí.
Theo công bố của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), có 91 nước duy trì quỹ để thực hiện phổ cập dịch vụ viễn thông. Tuỳ thuộc vào mỗi nước, quỹ được sử dụng để hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nơi mà chi phí đầu tư cao, không đem lại lợi nhuận; hỗ trợ chi phí sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, điện thoại cố định, điện thoại di động cho trường học, bệnh viện, người có thu nhập thấp...
Theo đánh giá tổng kết của Bộ Thông tin và Truyền thông, hoạt động của quỹ thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy vậy, hoạt động viễn thông công ích cũng còn bộc lộ một số tồn tại như chưa đảm bảo tính liên tục trong hỗ trợ cung cấp dịch vụ; chưa đảm bảo cân đối thu, chi, còn tồn dư quỹ lớn; một số nhiệm vụ không thực hiện được. Nguyên nhân cơ bản là do hệ thống văn bản pháp luật về quỹ chưa hoàn thiện (chưa có cơ chế quản lý, sử dụng quỹ để hỗ trợ doanh nghiệp và đối tượng sử dụng dịch vụ; chưa quy định về trách nhiệm của địa phương, phương thức hỗ trợ trong trường hợp đặc thù); công tác dự báo chưa theo kịp sự phát triển của thị trường, công nghệ viễn thông.
Sửa đổi, bổ sung các hình thức hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích
Tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã được chỉnh lý tại Chương III - Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, theo hướng: Luật hóa một số quy định của văn bản dưới luật; bổ sung nội dung quy định về hình thức hỗ trợ; phương thức bao gồm đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ (khoản 4 Điều 30); bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định một số nội dung (khoản 1 Điều 31); bổ sung trách nhiệm của Chính phủ trong việc báo cáo Quốc hội (khoản 2 Điều 31); rà soát, chỉnh lý các quy định về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông (khoản 3 và khoản 4 Điều 31); bổ sung quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong phối hợp đề xuất xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ tại địa phương (khoản 5 Điều 31).
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (bên phải) tại phiên họp. |
Thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến trong UBTVQH tán thành duy trì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, thực tiễn thời gian qua, việc triển khai quỹ này còn nhiều vướng mắc, đặc biệt liên quan đến cơ chế, hướng dẫn chi tiết, cụ thể đối với các gia đình hộ nghèo thuộc đối tượng thuộc diện quỹ vận hành, hỗ trợ. Cho rằng việc Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì quỹ này là phù hợp, song Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh đề nghị cần nghiên cứu, rà soát thêm nguyên nhân, vướng mắc khiến việc thực hiện mục tiêu của quỹ chưa đạt như mong muốn. Đặc biệt, cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ thêm về việc phối hợp công tác giữa các cơ quan trong vấn đề này, để thiết kế hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể hơn, đảm bảo tính khả thi khi đưa luật vào thực hiện.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, dự thảo luật cần quy định rõ nguồn hình thành, mô hình, phương thức hoạt động, quy chế hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích. Cần làm rõ những khó khăn để có những quy định cần thiết tháo gỡ những bất cập, củng cố hiệu quả quản lý nhà nước trong việc phủ sóng viễn thông công ích, đảm bảo an toàn viễn thông và quyền tiếp cận của đồng bào với sóng viễn thông, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương yêu cầu.
Không hạn chế tỷ lệ vốn góp nước ngoài với ba dịch vụ mớiMột trong những điểm mới của dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) là mở rộng phạm vi điều chỉnh 3 dịch vụ mới: dịch vụ OTT viễn thông, trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, dịch vụ trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây là dịch vụ thực hiện lưu trữ, xử lý dữ liệu. Pháp luật một số quốc gia tập trung vào vấn đề bảo vệ dữ liệu, pháp luật Việt Nam quy định tương đối hoàn chỉnh về bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu. Vì vậy, việc quản lý các dịch vụ này ở mức độ phù hợp nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế số, xã hội số. Dịch vụ OTT viễn thông là dịch vụ không có hạ tầng mạng, người sử dụng dễ dàng thay đổi nhà cung cấp, thị trường có khả năng tự điều tiết. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, dự thảo luật quy định quản lý dịch vụ này có độ mở, linh hoạt, không cản trở việc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Các quy định trong dự thảo luật chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi người sử dụng, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Cơ quan thẩm tra cho rằng dự thảo luật điều chỉnh 3 dịch mới là cần thiết, nhưng chỉnh lý theo hướng “quản lý nhẹ”. Trong đó, không hạn chế tỷ lệ vốn góp nước ngoài đối với hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ OTT viễn thông tại Việt Nam. |
相关推荐
- Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- Bodies, individuals related to Formosa disaster made public
- Việt Nam, Cuba boost cipher co
- Japanese Emperor talked to former Japan alumni
- Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- Stability key for growth: Deputy PM
- Bodies, individuals related to Formosa disaster made public
- Japanese royalty enjoy central city attractions