游客发表

【kết quả các trận bóng đá hôm nay】Không tiêm vắc xin có thể phải hầu tòa

发帖时间:2025-01-25 14:54:20

Có quyền từ chối nhưng không được lựa chọn

Đến thời điểm hiện nay,ắcxincoacutethểphảihầkết quả các trận bóng đá hôm nay có 6 loại vắc xin phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam, gồm: vắc xin Covid-19 do Tập đoàn AstraZeneca (Anh) sản xuất; vắc xin Gam-COVID-Vac do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất; vắc xin Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd., Trung Quốc sản xuất; vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech, do Mỹ và Đức hợp tác phát triển; Vaccine Spikevax (tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna), do Mỹ sản xuất; vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất. Theo đó, tất cả các loại vắc xin đều có tác dụng phòng Covid-19 và không có loại vắc xin nào đạt hiệu quả tối ưu 100%. Có nghĩa là không phải đã tiêm vắc xin là sẽ miễn dịch hoàn toàn. 

Tuy nhiên, trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nguy hiểm và khó lường trên phạm vi toàn cầu, giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả nhất được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng là tiêm vắc xin. Thế nhưng những ngày gần đây, trong dư luận và nhất là trên các trang mạng xã hội khá ồn ào về việc vắc xin này tốt hơn vắc xin kia hay người dân có quyền từ chối tiêm vào cơ thể mình loại thuốc mà họ cho là không an toàn. Trước hết phải khẳng định rằng, suy nghĩ này không sai nhưng nó không đồng nghĩa với việc ông A, bà B có quyền được yêu cầu Nhà nước tiêm cho họ loại vắc xin mà ông A, bà B muốn. Vì, tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 đã nêu rõ, chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 là hoàn toàn miễn phí, được đảm bảo bởi ngân sách nhà nước và nguồn hỗ trợ không bắt buộc của cá nhân, tổ chức khác.

 Điều này có nghĩa chính sách của Nhà nước là người dân có quyền được tiêm vắc xin phòng Covid-19, không phải nghĩa vụ. Và đã là quyền thì người dân có thể từ chối. Tuy nhiên, quyền từ chối này chỉ được thực hiện trong trường hợp người ở ngoài vùng dịch (công bố vùng dịch do cơ quan có thẩm quyền thực hiện). Hơn nữa, khi đến cơ sở y tế để tiêm, mỗi người đều được nhận một tờ phiếu khai y tế. Trong đó, mọi người đều có quyền điền vào phiếu này là đồng ý hay không đồng ý tiêm chủng. Đối với trường hợp đã điền vào ô đồng ý trên phiếu khai y tế, hoặc dù có tên trong danh sách buổi tiêm nhưng lại bỏ về, thì nhân viên y tế sẽ gạch tên người đó ra khỏi danh sách; đồng thời, liều vắc xin này sẽ được cấp để tiêm cho một người khác. Lý do là thời hạn sử dụng của vắc xin sau khi được lấy khỏi nơi bảo quản không được lâu. 

Tuy nhiên, theo quy định tại Quyết định số 2995/QĐ-BYT ban hành ngày 21-6-2021 của Bộ Y tế, thì chỉ có một số nhóm đối tượng được phép trì hoãn tiêm vắc xin, tức tạm thời chưa mà sẽ được tiêm sau, gồm: Những người mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được. Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù... Hoặc những người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao, hoặc điều trị hóa trị, xạ trị. Người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng. Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. 

Vắc xin Covid-19, bắt buộc phải tiêm và hệ lụy pháp lý do từ chối

Như đã phân tích, người dân có quyền từ chối tiêm các loại vắc xin nói chung và vắc xin phòng Covid-19 nói riêng, nhưng không có quyền được lựa chọn chủng loại. Tuy nhiên, trong trường hợp để phòng chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đặc biệt là ở vùng dịch, thì cơ quan chức năng có quyền yêu cầu bắt buộc người trong diện cần tiêm chủng phải đi tiêm chủng. Cụ thể, tại Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm có quy định về việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, như sau: Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Như vậy, việc tiêm vắc xin chỉ được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền ra các quy định yêu cầu bắt buộc người đủ điều kiện (về sức khỏe, độ tuổi...), thì người dân phải đi tiêm. Đối với đại dịch Covid-19, ngày 1-4-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố về đại dịch Covid-19. Theo đó, đây là bệnh truyền nhiễm nhóm A (các bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong cao) và có trên phạm vi toàn quốc, với nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu. Do đó, tất cả công dân Việt Nam (không là đối tượng được tạm hoãn, có đủ điều kiện về tuổi, sức khỏe…) đang sinh sống trong nước đều phải tiêm vắc xin phòng Covid-19. Người nào từ chối, hoặc cố tình không chịu tiêm chủng thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Hiện nay, cả nước đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin để sớm đạt mục đích miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên có một số người chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin và đã có những phát ngôn, hành động thiếu suy nghĩ. Bên cạnh đó, lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị ở trong, ngoài nước đã kích động người dân nên dùng loại vắc xin này, kiên quyết từ chối loại vắc xin kia và nếu không được lựa chọn thì người dân có quyền từ chối… Điều này đã gây hoang mang trong dư luận, khó khăn cho công tác tiêm phòng. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là người dân có quyền từ chối tiêm hoặc chọn lựa loại vắc xin Covid-19 để tiêm hay không? Hệ lụy pháp lý của việc từ chối này sẽ ra sao? Và bài viết không ngoài mục đích trả lời những câu hỏi nêu trên. 

Về xử lý hành chính, theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 9 trong Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ có quy định mức phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với trường hợp từ chối không tiêm vắc xin Covid-19 mà dẫn đến bị nhiễm bệnh rồi lây nhiễm cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội: Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Cụ thể, tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015, có quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Đối với tội danh này, khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Phạm tội làm chết người hoặc dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp tỉnh, hay Bộ trưởng Bộ Y tế, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Phạm tội làm chết 2 người trở lên, hoặc dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường và cực kỳ nguy hiểm như hiện nay, việc tiêm vắc xin là yêu nước, là tự cứu mình và góp phần tích cực đẩy lùi dịch bệnh. Từ chối tiêm là tự hạn chế quyền lợi của chính mình, đồng thời làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới người thân và cộng đồng.

    热门排行

    友情链接