【kèo tài xỉu hôm nay】Đốm nắng cuối vườn

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:53:30

Không biết từ bao giờ,Đốmnắngcuốivườkèo tài xỉu hôm nay cúc đã trở thành một loài hoa có ý nghĩa riêng biệt trong thú chơi hoa của người Việt nói chung, người Huế nói riêng. Cứ vào độ cuối thu đầu đông, các hộ gia đình trồng hoa cúc đã lựa những chậu cúc quý để dành riêng cho Tết. Dẫu trong nắng hạ bỏng rát hay mưa dầm lạnh căm, cúc vẫn nở kiên cường, viên mãn, sáng rực như một đức tính của loài hoa bé nhỏ mà sang quý này. Nhất là những ngày cuối năm đất trời đổ lệ như ri, màu vàng ấy như một đốm nắng cuối vườn, sưởi ấm mái nhà đang trần thân trong giá lạnh.

Trong văn học nghệ thuật cổ điển, hoa cúc là biểu tượng của người ẩn dật, lánh xa những ồn ào của đời sống. Cùng với tùng, trúc, mai - cúc nằm trong bộ tứ quý hiện thân cho khí chất của người quân tử. Nhiều thế kỷ sau, cái nhìn về hoa cúc đã có sự thay đổi. Trong Yên đài thu tập, Ngô Thì Nhậm đã gọi cúc là loài hoa dấn thân. Nghĩa là "dẫu cho trời rét vẫn nở đầy núi" và "vượt hẳn các loài hoa khác để trang điểm cho mùa thu". Trong sự biến đổi từng ngày của khí hậu, trong những thời khắc thiên tai ập xuống, cúc không dễ dàng bị quật nát mà hiên ngang chống trọi dẫu cho chỉ còn một lớp mầm. Nhiều  trận lụt đã qua, chứng kiến những cánh đồng cúc bị hoành hành bởi mưa sa nước lũ, người Huế đã nhìn hoa cúc theo cách riêng của mình.

Người Huế coi hoa cúc là cốt lõi của câu chuyện về lòng hiếu thảo. Trong những ngày rằm, mồng một, cúc là lựa chọn số một trên bàn thờ. Tết, hai chậu cúc trước cửa những gia đình người Huế là hình ảnh không còn mấy xa lạ. Ngồi nói chuyện với một bậc cao niên có nhiều năm trồng cúc và chơi cúc ở An Ninh Thượng, ông nói, cúc có hai đức tính quý mà không phải loài hoa nào cũng có được. Đó là diệp bất ly thân (lá dẫu cho héo vẫn bám chặt trên cành chứ không chịu lìa cành) và hoa bất lạc địa (hoa dẫu cho tàn mà cánh hoa vẫn gắn bó chặt chẽ với đài, không rơi lả tả xuống nền đất như nhiều loài hoa khác). Người chơi hoa đã mượn cúc để nói lên ý chí kiên cường, trước sau như một trong nhiều câu chuyện của đời sống.

Với muôn vàn loài hoa khoe sắc trong cõi nhân gian, có thể nói màu vàng của hoa cúc có sức lay động nhất định. Hình ảnh một mệ già gánh hai thúng hoa cúc xuống thuyền, vừa lau mồ hôi vừa xếp lại những bó cúc bị đổ khiến ta tin vào sự thiện tâm của con người. Màu vàng ấy hé lộ sức sống tiềm tàng của cây cỏ thiên nhiên, phát biểu đức tính cần cù nhẫn nại của người phụ nữ, ngầm khẳng định giá trị của khu vườn xưa xứ Huế không khác gì một am thảo thơm mùi hoa lá quanh năm. Và nhất là, khi dâng lễ vào giờ phút thiêng liêng, màu vàng hoa cúc chính là hiện thân của ánh sáng Phật pháp.

Với người Huế, hoa cúc như một loài hoa của tâm linh. Dẫu đi xa hay về gần, giàu sang hay nghèo khó, sau tờ báo mỏng gói ghém là bông cúc vàng để con cháu dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tôi từng được chứng kiến câu chuyện của một người đã xa Huế gần chục năm mới được quay trở lại, ông đã vô cùng hớn hở khi lễ mễ ôm về hai chục cây hoa cúc vườn còn đầy nụ mua được từ một mệ già trên đò từ Tiên Nộn về Bao Vinh. Mười cây ông chưng trong nhà, mười cây còn lại ông mang cắm vào một cái chậu con, bỏ ra góc vườn để chúng được sống cùng thiên nhiên. Mấy ngày sau khi trời đổ lạnh, chậu cúc ấy nở vàng tươi, duyên dáng như những đốm nắng thần tiên ở cuối khu vườn.

Nhìn cúc, mắt người ánh lên một thiện cảm đơn sơ, như những cánh hoa rất nhỏ nhưng thủy chung, bền bỉ vô cùng.

Nguyên Hương

顶: 29386踩: 31