您现在的位置是:La liga >>正文

【tỉ số west ham】Cách làm “dài hơi” cho thể thao thành tích cao

La liga23437人已围观

简介Tìm kiếm, bồi dưỡng nguồn vận động viên (VĐV) ngay khi còn trẻ là giải ph ...

Tìm kiếm,ơichothểtỉ số west ham bồi dưỡng nguồn vận động viên (VĐV) ngay khi còn trẻ là giải pháp mang tính dài hơi, bài bản giúp thể thao tỉnh nhà có thêm nguồn lực phục vụ.

Nhờ làm tốt công tác đào tạo trẻ, giúp các VĐV bóng rổ Hậu Giang luôn tự tin trong thi đấu.

Yếu tố quan trọng quyết định thành tích

Công tác đào tạo trẻ được xác định là khâu quan trọng, then chốt quyết định sự phát triển tiềm năng VĐV, có tác động đến trình độ chuyên môn, tuổi thọ thành tích. Nhiều gương mặt như Nguyễn Hùng Nhựt (karate), Huỳnh Thanh Tâm (bóng rổ), Huỳnh Thị Diệu Thảo (Vovinam), Danh Út Kiên (judo)… gắn bó với thể thao Hậu Giang từ trẻ, nay đã trưởng thành, phong độ ổn định, thể hiện tài năng và những dấu ấn riêng. Đây là minh chứng cho hiệu quả trong chiến lược đào tạo bài bản của thể thao thành tích cao Hậu Giang, bắt nguồn từ VĐV năng khiếu rồi bồi dưỡng lên tuyến trẻ, tuyến tuyển.

Anh Lương Minh Trung, huấn luyện viên Đội bóng rổ Xổ số kiến thiết Hậu Giang, chia sẻ: “Tạo nguồn VĐV trẻ là việc làm thường xuyên được đội quan tâm, thông qua việc mở lớp dạy bóng rổ miễn phí cho các em nhỏ trên địa bàn. Qua quá trình tập luyện các em sẽ bộc lộ tố chất, ban huấn luyện dựa vào đó tuyển chọn những VĐV có tiềm năng để phát huy thêm. Bóng rổ Hậu Giang với cách làm mang định hướng lâu dài nên những năm qua luôn duy trì được thế hệ kế thừa đảm bảo, giành nhiều thành tích tốt ở giải quốc gia”.

Ban huấn luyện luôn xây dựng kế hoạch đào tạo khoa học, dựa trên khả năng, thế mạnh từng nội dung để chăm bồi từ cơ bản đến nâng cao. Thường xuyên rà soát, kiểm tra trình độ chuyên môn, đánh giá khả năng phát triển của VĐV để điều chỉnh biện pháp huấn luyện phù hợp, tổ chức tập huấn và thi đấu cọ xát. Đào tạo thành công một VĐV đòi hỏi cả quá trình tập luyện lâu dài, bền bỉ, được ngành thể thao tỉnh áp dụng xuyên suốt nhiều năm qua. Nếu thời gian đào tạo lâu, được tham gia thi đấu nhiều giúp VĐV tích lũy dày kinh nghiệm và nâng cao năng lực. VĐV nhờ đó sẽ gắn bó, trưởng thành từ chính lò đào tạo nhà nên cống hiến nhiều hơn, sau này cũng có thể giữ lại làm công tác huấn luyện. VĐV Vovinam Huỳnh Thanh Tùng cho biết: “Được huấn luyện viên quan tâm, chăm sóc như những người thân trong gia đình, nên em cảm thấy thoải mái, chuyên tâm tập luyện để khi có giải sẽ cống hiến hết mình”.

Nhưng khó khăn còn nhiều

Muốn có được một VĐV tranh chấp huy chương tại giải quốc gia thông thường mất thời gian từ 7-10 năm, tùy bộ môn và phải trải qua nhiều lần cọ xát, sàng lọc từ các giải đấu. Nhưng có nhiều VĐV không thể gắn bó với con đường thể thao chuyên nghiệp xuất phát từ việc thiếu đồng thuận nơi gia đình, quá trình tập luyện vất vả, lứa tuổi trẻ suy nghĩ chưa kiên định… nên dễ dàng bỏ cuộc. Cho nên, ban huấn luyện ngoài quá trình rèn luyện thể lực, kỹ thuật, kỹ năng vận động còn phải nắm bắt tâm lý VĐV để gỡ khó kịp thời. Chị Lý Thị Kim Trang, huấn luyện viên môn bắn cung, chia sẻ: “Nếu tâm lý không ổn định sẽ ảnh hưởng đến quá trình thi đấu, tập luyện, với cương vị huấn luyện viên tôi luôn nỗ lực theo dõi sát sao nhất có thể. Rồi nhìn vào khả năng, sở trường, điểm yếu, mạnh của VĐV, vận dụng cơ sở vật chất hiện có để xây dựng giáo án, bài tập phù hợp”.

Thực tế, công tác đào tạo trẻ đang dần trở thành bài toán khó cho những người làm chuyên môn, khi một số bộ môn hạn chế nguồn kinh phí nên không thể mạnh dạn đầu tư cho lực lượng này, ảnh hưởng đến việc duy trì thế hệ kế thừa. Hay chưa có nhiều giải dành cho lứa tuổi trẻ được tổ chức ở địa phương nên việc phát hiện và tìm kiếm nguồn lực cũng khó khăn. Ban huấn luyện chủ yếu phối hợp với các trường tuyển chọn thông qua cách nhìn thể hình, kiểm tra một số kỹ thuật cơ bản chứ khả năng gắn bó, phát triển lâu dài vẫn còn bỏ ngỏ.

Tuyển chọn VĐV còn đòi hỏi sự chính xác, hiệu quả để mang về những nguồn lực tốt, ít tốn kém, không mất đi cơ hội phát triển nhân tài. Riêng việc huấn luyện cũng phải đạt chất lượng, tránh hình thành kỹ thuật, động tác sai; tạo cho VĐV sự chủ động, tự tin, quyết đoán trong thi đấu… để khai thác hết tiềm năng. Do đó, ngành cần mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ huấn luyện viên để công tác tuyển chọn và đào tạo trẻ tiếp tục phát huy hiệu quả, tăng cường tính chủ động trong chuyên môn.

Ông Nguyễn Phước Hưng, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, thông tin: “Hàng năm, bộ môn đều xây dựng kế hoạch tuyển chọn VĐV trẻ, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng làm lực lượng kế thừa cho nhóm trên. Nguồn lực có thể trong trường học, các câu lạc bộ phong trào, thông qua giải cấp tỉnh, huyện, đại hội thể dục thể thao...”. VĐV muốn phát triển đỉnh cao phải được phát hiện, vun bồi từ nhỏ. Ngành thể thao cần đưa ra được lời giải tốt cho nhiệm vụ này, tạo nên những mắt xích quan trọng, cơ bản để hình thành nên nhiều nhân tài cho đội tuyển tỉnh.

Hậu Giang đang đào tạo 133 VĐV thuộc 13 môn với 4 tuyến tuyển, trẻ, năng khiếu và năng khiếu bán tập trung, trong đó, có hơn 85 VĐV sinh từ năm 2002-2015. Qua Đại hội Thể dục thể thao 3 cấp tỉnh lần thứ IX, phát hiện được 26 VĐV trẻ tiềm năng, triển vọng có thể tập trung vào đội trẻ, đội tuyển ở một số môn Vovinam, điền kinh, việt dã, quần vợt…

 

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

Tags:

相关文章