当前位置:首页 > La liga

【soi kèo anh vs】Thoái vốn nhà nước ngành Nông nghiệp: Khó về đích

Ngày 30/7/2015,áivốnnhànướcngànhNôngnghiệpKhóvềđísoi kèo anh vs tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức sơ kết tình hình thực hiện tái cơ cấu DNNN 6 tháng đầu năm 2015, kế hoạch 6 tháng cuối năm và các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu DN.

Thoái vốn mới chỉ đạt 52%

Ông Đỗ Văn Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, công tác thoái vốn của các DNNN ngành Nông nghiệp 6 tháng đầu năm đã có kết quả, tuy nhiên tiến độ vẫn còn chậm và có nhiều vướng mắc.

Theo ông Nam, tại Quyết định số 916/QĐ-BNN-QLDN ngày 2/6/2014, Bộ giao cho 13 Tập đoàn, Tổng công ty (TCT) thoái 3.274 tỷ đồng, thực tế các đơn vị đăng ký lên tới 5.026 tỷ đồng.

Đến 30/6/2015 các DN đã thực hiện thoái vốn theo sổ sách được 1.718 tỷ đồng, đạt 52% so với kế hoạch và 34% so với kế hoạch thoái vốn các đơn vị đã đăng ký. Giá trị thu về 1.825 tỷ đồng. Số vốn còn tiếp tục thoái là 3.308 tỷ đồng.

Theo các DN, việc thoái vốn khỏi những ngành nghề kinh doanh không phải là ngành nghề chính còn gặp nhiều khó khăn, giá trị cổ phiếu đối với các DN trong lĩnh vực nông nghiệp thấp.

Giá cổ phần chào bán còn thấp hơn mệnh giá, thậm chí khi chào bán cũng không có nhà đầu tư mua nên ảnh hưởng đến việc thoái vốn; việc thoái vốn đầu tư tại các DN kinh doanh thua lỗ cũng gặp nhiều khó khăn mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014.

Đánh giá khó khăn trong quá trình thoái vốn của Tập đoàn Cao su Việt Nam, ông Trần Thoại, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn cho biết, trong thoái vốn, theo quy định của Bộ Tài chính, tất cả hồ sơ thoái vốn đều phải thông qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và tất cả công ty thoái vốn đều phải nộp báo cáo tài chính theo Luật kiểm toán.

“Một trong những nguyên làm chậm tiến trình thoái vốn của Tập đoàn cao su là các công ty mà tập đoàn đầu tư, góp vốn hiện kinh doanh “lẹt đẹt”, thường có báo cáo tài chính rất chậm, Tập đoàn không thể “đốc thúc” công ty đó báo cáo tài chính kịp thời trong khi yêu cầu của UBCKNN là phải có đầy đủ báo cáo tài chính của các công ty đó”, ông Thoại đơn cử.

Ông Phạm Quảng Hiển, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam chia sẻ, từ nay đến cuối năm cố gắng thoái vốn ở 8 đơn vị của TCT, tuy nhiên có 4 công ty giống không thể thoái vốn được mặc dù Bộ đồng ý cho thoái vốn. Bởi các công ty này có phần rừng giữ hộ các địa phương và Nhà nước, trong khi đó công ty đó lại không có kinh phí. Đây là bất cập, khó khăn đối với phần vốn nhà nước tại đây...

Thoái vốn nhà nước ngành Nông nghiệp: Khó về đích
Một số DN chưa thực sự quyết liệt trong công tác thoái vốn ngoài ngành. Việc thoái vốn còn chậm như các DN cà phê, chè, đường... Theo kế hoạch là 15/5/2015, tất cả các địa phương phải có báo cáo về phương án sắp xếp đổi mới DN. Tuy nhiên, cuối tháng 7 nhiều địa phương vẫn chưa xong, như vậy là rất chậm.   Bộ trưởng Cao Đức Phát

Thoái vốn cần linh hoạt

Để công tác thoái vốn đạt tiến độ, ông Hiển kiến nghị Bộ NN&PTNT cần đề xuất quan điểm thoái vốn là liên tục, thường xuyên.

“Có những đơn vị nếu thấy nguy cơ mất vốn mà tình hình chưa xấu hẳn thì nên thoái nhanh. Song song đó, TCT sẽ đẩy nhanh tiến độ thoái vốn theo cách riêng, đó là đơn vị nào khó khăn nhất thì thoái vốn trước, đơn vị nào còn sinh lời thì thoái vốn sau hoặc chậm lại, quan trọng vẫn đạt mục tiêu thoái vốn hiệu quả nhất cho nhà nước”, ông Hiển nói.

Ông Nam cũng cho biết thêm, đối với trường hợp một số DN 100% vốn nhà nước, có vốn góp tại các DN khác, tuy nhiên các DN khác này (đặc biệt là các doanh nghiệp mà nhà nước chỉ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ) lại làm ăn thua lỗ, dẫn đến việc mất hết vốn nhà nước. Khi thực hiện tái cơ cấu tại các doanh nghiệp khác này rất khó khăn.

Có hai trường hợp, thực hiện thoái toàn bộ phần vốn nhà nước thì không còn vốn để thoái; thực hiện giải thể, hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì vướng mắc do cổ đông khác dùng quyền phủ quyết của mình không thống nhất việc giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Như vậy, ảnh hưởng đến kết quả thoái vốn theo đề án tái cơ cấu DN đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Vì thế, để đẩy nhanh công tác thoái vốn, việc thoái vốn nhất thiết cần gắn với thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng để tham gia quản trị doanh nghiệp, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng: "Trong quá trình thoái vốn của các DN nói riêng, khi có bất kỳ khúc mắc gì liên quan tới lĩnh vực tài chính, các DN nên có báo cáo chi tiết, cụ thể gửi Vụ Quản lý DN (Bộ NN&PTNT) để tổng hợp, nắm bắt chung, sau đó Vụ Quản lý DN sẽ làm việc trực tiếp với Cục Tài chính DN để kịp thời tháo gỡ. Tinh thần từ Bộ Tài chính là sẵn sàng lắng nghe, hợp tác nhằm tháo gỡ nhanh nhất cho DN".

Bộ NN&PTNT hiện đang được giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 10 công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty; 4 công ty NNHH một thành viên độc lập; và 8 công ty cổ phần. Tại thời điểm 31/12/2014: Tổng số vốn chủ sở hữu là 57.624 tỷ đồng tăng 3,71% so với năm 2013; doanh thu thực hiện 42.391 tỷ đồng, đạt 99,31% so với kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 867 tỷ đồng, đạt 63,62% so với kế hoạch.

Khánh Linh

分享到: