当前位置:首页 > La liga

【ty so giai phap】Tận dựng ưu đãi thuế, "nở rộ" đầu tư chế biến thực phẩm

Thịt gà chế biến

Thịt gà chế biến của Việt Nam có thể được xuất khẩu sang Nhật Bản. Ảnh: Minh họa

Doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu

Hãng BMI Research nhận định,ậndựngưuđãithuếquotnởrộquotđầutưchếbiếnthựcphẩty so giai phap do có nhiều chính sách ưu đãi thuế như thuế thu nhập DN giảm từ 25% xuống còn 20%; với những dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư, DN còn được miễn giảm thuế một số năm, tối đa miễn thuế 4 năm, giảm 50% mức thuế trong 9 năm tiếp theo; miễn thuế nhập khẩu công nghệ phục vụ sản xuất...

Chính vì vậy, thời gian qua đã có nhiều DN tích cực đầu tư vào chế biến thực phẩm, trong đó nhiều DN đã đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu để không chỉ tiêu thụ sản phẩm tại nội địa mà còn hướng tới xuất khẩu.

Thừa nhận vấn đề này, trao đổi với phóng viên TBTCO, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cũng khắng định, chưa bao giờ vấn đề chế biến thực phẩm được các DN trong và ngoài nước, các địa phương quan tâm đầu tư với quy mô và số vốn lớn năm nay. Số lượng DN đầu tư vào công nghệ chế biến rất nhiều, đây là điều đáng mừng.

Điển hình, mới đây tại tỉnh Sơn La cũng đã diễn ra lễ khởi công Nhà chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao SI. Đây là nhà máy thứ 5 được khởi công trong chuỗi 6 dự án chế biến, bảo quản nông sản đã đăng ký đầu tư vào tỉnh Sơn La trong năm 2017. Nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao SI Vân Hồ do Tập đoàn IC Food (Hàn Quốc), Công ty Stevia Corp (Hoa Kỳ) và Công ty SC Agro Food (Việt Nam) đầu tư với quy mô trên 4 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 7,5 triệu USD.

Là đơn vị sản xuất, chế biến rau quả hàng đầu Việt Nam, trong tháng 1/2018, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) đã khởi công Dự án chế biến rau củ quả lớn nhất Việt Nam có diện tích gần 6 ha với tổ hợp 3 nhà máy có tổng công suất 30.000 tấn/năm tại Gia Lai.

Ngoài ra, tháng 3/2018, Nhà máy chế biến thịt gà của Công ty TNHH Koyu - Unitex (Khu công nghiệp Loteco, Đồng Nai) với công suất hơn 300 tấn/tháng đã được hoàn thành đưa vào hoạt động. Theo kế hoạch, các sản phẩm chế biến này được xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Một số DN trong lĩnh vực sơ chế, chế biến thực phẩm ở̉ Đồng Nai cũng đang đặt mục tiêu sẽ tìm đối tác liên kết để xuất khẩu. Vì khi sản phẩm gà của Đồng Nai đã xuất khẩu được vào thị trường Nhật Bản thì cũng có thể sẽ xuất khẩu được vào những thị trường khác.

Hướng vào thị trường xuất khẩu

Để đảm bảo thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp thực phẩm bền vững, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm quy hoạch các vùng nguyên liệu chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của chuỗi cung ứng thực phẩm thế giới; đồng thời, xác định kế hoạch sử dụng đất hợp lý cho DN và nhà đầu tư nước ngoài để thu hút các dự án dài hơi.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với các DN chế biến thực phẩm trong nước cũng cần nâng cao trình độ, khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thực hành sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm được công nhận rộng rãi. Đồng thời, mạnh dạn liên kết, hợp tác với các chuỗi sản xuất chế biến thực phẩm của các tập đoàn thực phẩm đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam, nhằm rút ngắn lộ trình tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Hiện nay, Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch Đầu tư đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài nhằm thu hút các DN có công nghệ hiện đại, nguồn lực tài chính lớn cũng như mạng lưới thị trường rộng lớn tham gia vào ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam.

Tại Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân được tổ chức tại Hải Dương mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để phát triển ngành nông nghiệp bền vững, cần đẩy mạnh chế biến nông sản, bởi chế biến là khâu quan trọng để chủ động điều tiết thị trường. Thủ tướng yêu cầu các DN cần tham gia xây dựng nhà máy chế biến để nâng cao giá trị nông sản Việt Nam./.

Khánh Linh

分享到: