搜索

【nhận định bóng wap】Vi phạm hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia sau khi đã trúng thầu: Cần tăng chế tài xử phạt

发表于 2025-01-10 21:36:37 来源:Empire777

Cán bộ Chi cục Dự trữ Nhà nước Tuyên Quang thực hiện các quy trình bảo quản gạo sau khi nhập kho

Cán bộ Chi cục Dự trữ Nhà nước Tuyên Quang thực hiện các quy trình bảo quản gạo sau khi nhập kho dự trữ quốc gia.

Quy định chưa đủ sức ràng buộc

Trong đợt mua gạo dự trữ quốc gia vừa qua,ạmhợpđồngcungcấpgạodựtrữquốcgiasaukhiđãtrúngthầuCầntăngchếtàixửphạnhận định bóng wap do dịch covid-19 bùng phát, giá cả lương thực trên thế giới tăng cao, một số doanh nghiệp đã từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo sau khi đã có quyết định phê duyệt trúng thầu. Điều này không những ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bảo đảm anh sinh xã hội của Chính phủ, mà còn dẫn đến việc chậm hoàn thành kế hoạch mua gạo nhập kho dự trữ quốc gia; phải tổ chức đấu thầu lại, gây tốn kém thêm thời gian, công sức và kinh phí.

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, qua triển khai thực hiện cho thấy, các quy định hiện hành chưa đủ sức ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu, chưa đủ chế tài để xử lý vi phạm. Một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp trúng thầu không ký hợp đồng cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia là do quy định mức trần bảo đảm dự thầu (3%) và bảo đảm thực hiện hợp đồng (10%) là thấp, chưa đủ sức để ràng buộc trách nhiệm, doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận mất bảo đảm dự thầu thay vì tiếp tục thực hiện hợp đồng cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia.

Tại Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 29/4/2020 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao “Bộ Tài chính rà soát khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia, đề xuất giải pháp phù hợp, kể cả việc hoàn thiện hành lang pháp lý để các doanh nghiệp tham gia đấu thầu gạo có trách nhiệm cung cấp gạo dự trữ quốc gia”.

Một nguyên nhân nữa là do pháp luật đấu thầu hiện hành không quy định về xử lý vi phạm hành chính hoặc biện pháp hành chính đối với hành vi không ký kết hợp đồng khi trúng thầu, không thực hiện hợp đồng hoặc một phần hợp đồng. Do vậy, không có cơ sở pháp lý để xử lý về mặt hành chính đối với hành vi không cung cấp hàng cho dự trữ quốc gia khi trúng thầu.

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về dân sự và quy định pháp luật về đấu thầu cho phép nhà thầu có thể được miễn trừ trách nhiệm buộc phải ký hợp đồng đúng thời hạn theo thông báo trúng thầu của chủ đầu tư; hoặc không phải bồi thường thiệt hại khi chứng minh có sự kiện bất khả kháng, những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên. Các quy định này về cơ bản đã bảo đảm quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch dân sự, nhưng chưa đủ sức để ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu hoặc cũng có thể bị lạm dụng để không phải cung cấp hàng dự trữ quốc gia sau khi trúng thầu.

Tăng cường trách nhiệm của nhà thầu

Từ quy định pháp luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, Bộ Tài chính đã đề xuất, kiến nghị cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về đấu thầu nhằm tăng cường ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu khi tham dự thầu cung cấp hàng dự trữ quốc gia nói chung và các gói thầu mua gạo dự trữ quốc gia nói riêng.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất, kiến nghị nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu theo hướng tăng mức trần bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng đối với các gói thầu cung cấp hàng hóa sử dụng vốn nhà nước. Cụ thể: Nâng mức trần bảo đảm dự thầu từ 3% lên 5% giá gói thầu đối với gói thầu thông thường; nâng mức trần bảo đảm dự thầu từ 1.5% lên 3% giá gói thầu và bảo đảm hực hiện hợp đồng từ 3% lên 5% giá hợp đồng đối với gói thầu quy mô nhỏ. Chủ đầu tư chủ động quy định mức bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng đối với từng gói thầu căn cứ tình hình thực tế và mức tối thiểu, tối đa quy định.

Lập danh sách các nhà thầu vi phạm

Ông Nguyễn Văn Bình vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về việc xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm hợp đồng hoặc không ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia sau khi đã trúng thầu; bảo đảm kịp thời, hiệu quả và tránh thất thoát, lãng phí trong thu mua gạo dự trữ quốc gia, Tổng cục Dự trữ nhà nước đã rà soát, lập danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia, chỉ rõ các nhà thầu đã vi phạm.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, đây sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng cần thường xuyên cập nhật để theo dõi, đánh giá, xếp hạng uy tín của từng nhà thầu theo mức độ tuân thủ quy định về đấu thầu và thực hiện các hợp đồng đã ký, làm cơ sở đưa vào tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu về kỹ thuật theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP trong các hồ sơ mời thầu mua gạo dự trữ quốc gia sắp tới. Các nhà thầu có lịch sử chấp hành tốt sẽ được xếp hạng uy tín cao, được ưu tiên khi tham dự thầu các gói thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia. Các nhà thầu có lịch sử chấp hành không tốt, như từ chối ký hợp đồng khi đã trúng thầu hoặc có lịch sử không tuân thủ đúng quy định của hợp đồng (về thời gian giao hàng, về chất lượng, số lượng hàng,…), tùy theo mức độ sẽ bị đánh giá, xếp hạng uy tín trung bình, uy tín thấp và sẽ gặp bất lợi khi tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia trong thời gian tới.

Việc tăng bảo đảm dự thầu từ 3% lên 5% sẽ tăng cường trách nhiệm của nhà thầu đối với các gói thầu cung cấp hàng dự trữ quốc gia nói riêng và các mặt hàng khác nói chung. Ngoài ra, tăng mức tối đa của bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng theo đề xuất này sẽ thúc đẩy nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp nhà thầu phải cân nhắc năng lực tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng khi trúng thầu và phải dự báo được tình hình biến động giá cả khi tham gia vào quá trình đấu thầu cung cấp hàng hóa nói chung và hàng dự trữ quốc gia nói riêng.

Bên cạnh đó, hiện nay, cấm tham gia hoạt động đấu thầu chỉ áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu và vi phạm quy định về sử dụng lao động trong nước theo Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Pháp luật hiện hành chưa quy định biện pháp cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với hành vi không cung cấp hàng dự trữ quốc gia khi trúng thầu. Việc nhà thầu không cung cấp hàng dự trữ quốc gia là hành vi ảnh hưởng không tốt đến an toàn dự trữ quốc gia và thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện chính sách bảo đảm anh sinh xã hội của Nhà nước.

Do vậy, cần nghiên cứu, bổ sung thêm quy định về hành vi bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với hai hành vi: Không ký kết hợp đồng cung cấp hàng dự trữ quốc gia khi có quyết định trúng thầu và không thực hiện hoặc thực hiện một phần hợp đồng cung cấp hàng dự trữ quốc gia. Thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với nhà thầu vi phạm một trong 2 hành vi này được đề xuất từ 1 đến 3 năm. Nếu bổ sung quy định này sẽ hạn chế những doanh nghiệp không đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật và không đủ trách nhiệm tham gia vào các gói thầu cung cấp hàng dự trữ quốc gia; bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có uy tín, có khả năng cung cấp hàng dự trữ quốc gia kể cả trong trường hợp thị trường biến động mạnh. Đồng thời, buộc doanh nghiệp phải cân nhắc, dự báo biến động giá cả, nguồn cung hàng hóa để xác định khả năng đáp ứng khi tham gia các gói thầu cung cấp hàng dự trữ quốc gia.

Nguyễn Văn

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【nhận định bóng wap】Vi phạm hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia sau khi đã trúng thầu: Cần tăng chế tài xử phạt,Empire777   sitemap

回顶部