您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ketquabongda chau au】Cân bằng bền vững tài khóa với tăng trưởng kinh tế 正文

【ketquabongda chau au】Cân bằng bền vững tài khóa với tăng trưởng kinh tế

时间:2025-01-25 16:51:34 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Đầu tư của Nhà nước vào hạ tầng công cộng còn nhiều khiến chi đầu tư từ NSNN cao. Ảnh: H.Vân. Chi t ketquabongda chau au

can bang ben vung tai khoa voi tang truong kinh te

Đầu tư của Nhà nước vào hạ tầng công cộng còn nhiều khiến chi đầu tư từ NSNN cao. Ảnh: H.Vân.

Chi tiêu công vẫn cao

Theânbằngbềnvữngtàikhóavớităngtrưởngkinhtếketquabongda chau auo kết quả mà Báo cáo đánh giá chi tiêu công đưa ra, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao với tốc độ bình quân hàng năm trên 6% từ năm 2006 đến năm 2015, đã giúp nâng cao số thu NSNN. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, tốc độ tăng thu (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) đã chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ thu từ NSNN so với GDP đã giảm từ 26,4% trong giai đoạn 2006-2010 xuống 23,4% trong giai đoạn 2011-2015. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm thu từ dầu thô (từ 4,8% xuống 3%), từ hoạt động xuất nhập khẩu (5,5% xuống 4,2%) và các khoản thu về đất (2,5% xuống còn 1,7%). Tuy tốc độ có chững lại nhưng Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi hệ thống chính sách thuế theo hướng ít phụ thuộc hơn vào các nguồn bên ngoài (thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu). Tỷ lệ thu nội địa trên tổng thu tăng từ 52,3% (giai đoạn 2001-2005) lên đến 58,9% (giai đoạn 2006-2010), và 68% (giai đoạn 2011-2015). Riêng trong năm 2015, tỷ lệ này ước đạt 74,2%. Mức tăng trên phần nào đã giúp bù đắp cho số giảm thu về xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô.

Bên cạnh đó để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế suy giảm, Việt Nam đã thực hiện một số chính sách ưu đãi thuế như cắt giảm thuế suất thuế TNDN; nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế TNCN; miễn hoặc giảm thuế đất nông nghiệp và gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN và tiền sử dụng đất,...

Cùng với thu, chi tiêu của Chính phủ so với GDP được đánh giá là vẫn duy trì ở mức cao. Cơ cấu chi thay đổi theo hướng chi thường xuyên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Tổng chi NSNN (bao gồm cả chi từ nguồn trái phiếu) bình quân 29,2% GDP trong giai đoạn 2011-2015, so với 28,9% trong giai đoạn trước và ở mức cao so với khu vực và các quốc gia có mức phát triển tương đương. Tỷ lệ so sánh giữa chi thường xuyên và đầu tư là khoảng 70:30 trong thời kỳ 2011-2015 so với 63:37 của thời kỳ 2006-2010. Chi thường xuyên tăng lên và cao hơn mức tăng thu chủ yếu là do tăng chi để thực hiện các chính sách mới về an sinh xã hội, chi lương và phụ cấp và chi trả lãi các khoản vay. Quỹ lương tăng nhanh, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách, chủ yếu do tăng lương cơ sở và tăng số lượng công chức, viên chức, đặc biệt ở địa phương, với tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số. Mặc dù so sánh quốc tế cho thấy tỷ lệ chi lương cho công chức, viên chức của Việt Nam chưa quá cao nhưng xu hướng chi lương tăng nhanh cho thấy cần phải thận trọng.

Mặc dù giảm tỷ trọng trong tổng chi tiêu ngân sách song chi đầu tư cũng còn khá cao so với khu vực và thế giới. Nếu so với tổng đầu tư toàn xã hội, chi đầu tư từ NSNN chiếm 29,1% trong giai đoạn 2011-2015, tăng nhẹ so với mức 28,4% của thời kỳ 2006-2010. Điều này cho thấy đầu tư của Nhà nước vào hạ tầng công cộng vẫn tiếp tục được duy trì trong thời gian qua, chủ yếu do cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện đang còn ở mức thấp, chưa phát triển.

Từ thực trạng đó, bội chi NSNN tăng và kéo dài đã làm nợ công so với GDP tăng đáng kể, từ 51,7% năm 2010 lên đến khoảng 61% năm 2015, trong đó, nợ Chính phủ chiếm 49,2%, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 10,9%, còn nợ của chính quyền địa phương khoảng 0,9%. Không tính nợ bảo lãnh và vay nợ trong nội bộ , nợ trực tiếp của Chính phủ được ước tính ở mức 43,3% GDP (năm 2015) gần sát với mức bình quân của các quốc gia trong khu vực và tương đương về thu nhập. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất (tăng khoảng 10% trong 5 năm qua), cho dù với thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Nếu xu hướng trên vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại nghiêm trọng về bền vững tài khóa.

Tinh giản biên chế để giảm chi

Để đảm bảo ổn định tài khóa mà không gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, Chính phủ phải có cam kết mạnh mẽ về giảm bội chi và duy trì nợ công trong phạm vi giới hạn cho phép, qua đó giúp hạn chế tăng nợ và tái tạo được các lớp đệm chính sách nhằm chống đỡ các cú sốc có thể xảy ra, cũng như các nghĩa vụ nợ dự phòng có thể phát sinh.

Theo ông Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính: Trong thời gian tới, về chính sách thuế, cần tiếp tục cải cách theo hướng đẩy mạnh huy động thu nội địa, thông qua một số phương án chính sách cụ thể như mở rộng cơ sở thu thuế GTGT, hướng đến áp dụng một mức thuế suất GTGT duy nhất và diện miễn giảm rất hạn chế; mở rộng cơ sở thu thuế TNDN, rà soát và điều chỉnh các hình thức ưu đãi thuế, nhằm phát huy đúng hiệu quả của các chính sách ưu đãi, tránh ưu đãi không phù hợp, dàn trải, gây lãng phí nguồn lực, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp; Tăng thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng; mở rộng cơ sở thu thuế TNCN phù hợp với thông lệ quốc tế, thông qua điều chỉnh các mức thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng hệ thống thuế tài sản thống nhất, hiện đại; hợp lý hóa các chính sách thu liên quan đến tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu, bảo vệ môi trường.

Song song với đó, ông Tân cho rằng cần nâng cao hiệu suất chi tiêu thông qua việc tinh giản, cơ cấu lại bộ máy của khu vực công và giảm các chi phí đầu vào khác trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế. Các cơ quan liên quan cần phối hợp tốt hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng công chức và viên chức, thông qua xây dựng kế hoạch tuyển dụng trong trung hạn để cân đối giữa cung và cầu nhân sự; tăng quyền tự chủ cho các đơn vị hành chính và sự nghiệp trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động, xây dựng hệ thống thông tin quản lý thống nhất để ghi chép và báo cáo về biên chế, tiền lương và nguồn chi trả lương ở cả Trung ương và địa phương. Nâng cao hiệu suất chi tiêu cũng đòi hỏi phải có các biện pháp trong lĩnh vực quản lý dự án và đấu thầu mua sắm. Cải cách về đấu thầu trong khu vực công đã đạt được những bước tiến lớn nhưng chủ yếu trong việc ban hành khung khổ pháp luật, trong khi khâu tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều việc phải làm. Điều đáng quan ngại là chỉ định thầu vẫn là phương thức phổ biến và ở hầu hết các dự án quan trọng và có quy mô lớn, trong khi đấu thầu cạnh tranh đã thể hiện ưu thế của mình.

Những giải pháp này sẽ góp phần giúp Việt Nam củng cố tài khóa ổn định, bền vững mà vẫn tiếp tục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, phát triển công bằng.