【kqbd c1 chau au】Như loa kẹo kéo

 人参与 | 时间:2025-01-12 23:38:38

Có lẽ công ty Viễn Thông A nghĩ rằng,ưloakẹokékqbd c1 chau au mở nhạc to cũng là cách để gây sự chú ý đối với khách hàng. Nếu đúng thế thì Viễn Thông A đã quên một điều cơ bản – anh quan tâm đến quyền lợi của mình mà bỏ quên quyền lợi của người khác – ít nhất là những người ở chung quanh, những đơn vị làm việc gần đó. Ngân hàng giao dịch với khách hàng cũng cần một sự yên tĩnh để tập trung; một ngôi chùa nằm cạnh cũng cần sự tĩnh lặng trang nghiêm; một đài phát thanh truyền hình cũng cần một không gian tương tự.

Thiếu gì cách để gây sự chú ý. Khách hàng cần phải xem là “thượng đế”. Mà đã thượng đế thì phải tôn trọng họ bằng một cách nào đó văn minh lịch sự. Phông văn hóa của người dân bây giờ khác trước rất nhiều, đã được nâng cao một bậc. Cái gì thiếu tế nhị, phản cảm… có thể gây nên tác dụng ngược – không chiếm được cảm tình của khách hàng nói riêng và người dân nói chung.

Ô nhiễm môi trường là một lĩnh vực được chính quyền và người dân ngày càng quan tâm đặc biệt. Bởi đó là môi trường sống liên quan đến tất thảy mọi người. Chúng ta nghe và quan tâm rất nhiều đến rác thải, nhựa thải, khói bụi… mà dường như ít quan tâm đến tiếng ồn. Có lẽ như thế nên ít được ngành chức năng nhắc nhở. Ai muốn làm gì, sử dụng nhạc ra sao tùy họ. Làng xóm ở những vùng ven thành phố trước đây khá yên tĩnh. Làng quê lại càng yên tĩnh hơn. Giờ thì vang rền tiếng nhạc phát ra từ “loa kẹo kéo”. Hàng hóa Trung Quốc nhiều người chê về chất lượng. Nhưng cũng chừng ấy người khen hàng Trung Quốc rẻ, phù hợp với túi tiền và tiện dụng. Trung Quốc rất nhanh nhạy với thói quen tiêu dùng của một phân khúc bình dân của người Việt.

Viết đến đây tôi lại nhớ một bài viết nói về người Việt thường hay chê bai khách Trung Quốc ồn, keo kiệt của tác giả Nguyễn Vũ Mộc Thiêng đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn cách đây chưa lâu. Tác giả bài viết muốn đánh động người Việt mình phải xem lại mình có ồn ào không? Và tác giả khẳng định rằng, người Việt mình cũng ồn chẳng kém: Trung Quốc họ đã dẹp loa phường từ lâu, còn Việt Nam vẫn cứ “kiên định bảo tồn”.

Quan sát kỹ trong nhiều hoạt động của đời sống ở Việt Nam nói chung và Huế nói riêng, quả là nhận xét trên không sai. Người Việt mình cũng ồn ào lắm. Chỉ cái chuyện gặp mặt, uống bia thôi cũng ồn. Không ít lần tôi đã bắt gặp cảnh này, những tổ chức đoàn thể hẳn hoi, những lớp học chính trị, bồi dưỡng kiến thức này nọ… hễ liên hoan là cả bàn cùng đứng lên, cầm ly cụng rôm rốp : “Dô”.

Ồn là một việc. Ồn liên quan đến chuyện khoe mẽ lại là chuyện còn tệ hại hơn. Có nhiều trường hợp khi cúng người thân quá cố, không ít gia đình cũng mời thầy về tụng kinh ầm ĩ. Trong nhiều tiệc cưới, nếu không quá lời là gần như tuyệt đối thế nào cũng phải có tiết mục ca nhạc. Trưa nắng chang chang mà tiếng nhạc phát hết cỡ đến hơn một giờ chiều. Nếu không quá lời thì những biểu hiện này có thể gọi là “phông văn hóa” chưa cao?

Quy định về tiếng ồn thì đã được luật định. Theo quy định tại Mục 2.1 Thông tư 39/2010/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70 dBA (từ 6h đến 21h) và 55 dBA (21h đến 6h). Vi phạm về tiếng ồn có thể bị phạt rất nặng, lên đến tối đa là 160 triệu đồng nếu vượt quy chuẩn 40 dBA. Mức thấp nhất vượt qui chuẩn dưới 5 dBA cũng bị phạt từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Vấn đề là chẳng thấy ai phạt ai. Ô nhiễm tiếng ồn có phải là một lĩnh vực bị chính quyền lãng quên?

Thanh Lê

顶: 35踩: 77