Về hình thức,ĐàNẵngXâydựngQuỹbảolãnhtíndụbxh vđqg hà lan Quỹ sẽ được thành lập độc lập hoặc ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển thành phố thực hiện nhiệm vụ này. Nguồn vốn hình thành quỹ từ Ngân sách thành phố, các Chi nhánh Ngân hàng Thương mại và kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn góp vốn. Sở Tài Chính cũng đề xuất cụ thể về mức vốn điều lệ quỹ, tổ chức bộ máy, quản lý, quy chế hoạt động của quỹ, đối tượng và điều kiện để được bảo lãnh...
Cùng với việc này, năm 2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố chọn tập trung một đầu việc quan trọng là tham mưu cho UBND thành phố về hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Thành phố đã công bố bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn nhưng thiếu tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 7 doanh nghiệp đăng ký được bảo lãnh và vẫn chưa tiếp cận được vốn vay.
Lý do chính là tại buổi làm việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố với Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Đà Nẵng về các trường hợp đăng ký vay vốn có bảo lãnh, hai bên đều nhận thấy doanh nghiệp không có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả; doanh nghiệp còn nợ quá nhiều, hoặc 3 năm liên tục làm ăn thua lỗ nên chưa thể tiến hành giải ngân vốn.
Cái khó nhất trong hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay, theo một số nhà quản lý là những doanh nghiệp đang gặp khó thường có quy mô quá nhỏ, làm ăn có tính thời vụ, đăng ký quá nhiều ngành nghề, đụng đâu làm đó, không có phương án sản xuất kinh doanh và thiếu năng lực quản trị. Điều này dễ dàng nhận thấy qua năm 2012, những doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc quản trị tốt đều làm ăn có lãi, trụ được trong giai đoạn khó khăn này và không hề kêu ca thiếu vốn vì các ngân hàng vẫn chăm sóc tốt những khách hàng này.
Trong khi đó, đối với ngành Công Thương Đà Nẵng tính bền vững vẫn là nỗi lo, thậm chí không ít doanh nghiệp tỏ ra bi quan về triển vọng thời gian tới. Tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng năm qua đạt khoảng 9,1% thì dịch vụ chiếm 4,8%, công nghiệp khoảng 3%. Trong ngành dịch vụ thì dịch vụ thuộc ngành công thương chiếm 70-80%. Điều đó cho thấy tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng phụ thuộc cơ bản vào ngành Công Thương.
Vì vậy, những kiến giải, vướng mắc từ sản xuất kinh doanh nếu được tháo gỡ ngay thì triển vọng kinh tế của thành phố thời gian tới sẽ sáng sủa. Một điều đáng ghi nhận, giữa lúc khó, nhưng lần đầu tiên Đà Nẵng vượt ngưỡng xuất khẩu 1,5 tỷ USD, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu công nghiêp (chiếm hơn 86%), giảm tỷ trọng hàng nông lâm sản. Trong xuất khẩu công nghiệp, các nhóm mặt hàng tăng trưởng mạnh là động cơ, thiết bị điện, điện tử; nhóm mặt hàng giảm là dệt may, thủy sản, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ. Sự sụt giảm của các ngành hàng này một phần vì khó khăn nguồn nguyên liệu, phần vì nhu cầu ở các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm, lại chịu sức ép của các quy chuẩn chất lượng, rào cản kỹ thuật./.
Văn Sơn