【kết quả paderborn】Nhớ hương vị Tết

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:55:46

Tết xưa...

Đã từ lâu lắm rồi,ớhươngvịTếkết quả paderborn chuyện về Tết là chuyện gắn với những vầng hào quang rực rỡ của thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích của người Việt.

Nào là sự tích bánh chưng, bánh dày với tấm lòng hiếu thảo của vợ chồng hoàng tử Lang Liêu với những nông sản tiêu biểu của văn minh nông nghiệp, văn hóa lúa nước. Rồi sự tích cây nêu ngày Tết đuổi tà ma quỷ dữ, bảo vệ cho sự bình yên cuộc sống con người. Ngày Tết với câu đối đỏ, tranh gà, lợn âm dương, tranh lý ngư vọng nguyệt, tranh tứ bình Xuân, Hạ, Thu, Đông cùng với những bài thơ Đường tuyệt tác tả cảnh bốn mùa trang hoàng nhà cửa đón xuân về cùng mong muốn những điều tốt lành, nhân khang, vật thịnh.

Hàng ngàn năm qua, những người dân Việt hiền lành chăm chỉ, một nắng hai sương trên đồng ruộng cứ bắt đầu vào tháng Chạp (tức là tháng 12 âm lịch) là nghĩ về Tết, lo sắm Tết, chuẩn bị đón Tết, ăn Tết, lễ Tết, chúc Tết…

Bước vào tháng Chạp, làng quê Việt dần dần thoát khỏi cái rét cuối đông để đón không khí ấm áp của Tết, của mùa Xuân và để ăn Tết với triết lý lạc quan “giàu ba ngày Tết”, “no ba ngày Tết”.

Những phiên chợ Tết ở nông thôn mới náo nhiệt làm sao. Người đi chợ Tết, đủ cả già trẻ, gái trai, mọi lứa tuổi kéo đến từ các xóm làng. Hàng hóa đủ loại: Lá dong xanh mướt, ống giang dài tròn đều (chẻ lạt gói bánh chưng, gói giò…), dưa cải xanh, hành củ, đậu xanh, hạt tiêu, gạo nếp cái hoa vàng, gà giò cúng giao thừa, thịt lợn, củi tre, củi xoan, củi tạ cùng với trấu, mùn cưa để ủ bếp ba ngày Tết…

Chợ Tết xưa hay có mưa phùn, không gian thoang thoảng mùi trầm, hương… Cây cối bắt đầu nảy chồi, nảy lộc xanh non nhu nhú.

Chợ Tết xưa bao giờ cũng nhộn nhịp, bán mua, sắm sửa. Tiếng người hỏi mua, mặc cả, rao bán, mời mọc, trò chuyện ồn ào, ầm ĩ nghe như một dàn đồng ca bất tận mà người Việt gọi là tiếng chợ - những thanh âm quen thuộc của cuộc sống con người làng quê xưa.

chợ quê
Dáng dấp chợ Tết xưa. Ảnh: Dân trí

Ngày Tết, bờ ao thường là nơi nam thanh, nữ tú trong làng rửa lá dong, vo gạo nếp, đãi đậu xanh, mổ gà, mổ lợn. Người ta cười nói râm ran với nhau bên cầu ao, bờ tre biết bao chuyện làng quê, chòm xóm…
Ngày Tết ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp, theo quan niệm dân gian, mọi nhà đều sắm sửa mũ, áo, hia, cá chép để Vua bếp về trời tấu trình mọi việc năm cũ của gia chủ. Tục lệ ấy được dân gian vẫn lưu truyền mãi cho đến tận bây giờ.

Tâm điểm của ngày Tết là nồi bánh chưng. Khi ấy cả nhà tập trung vừa làm, vừa xem người cao tuổi nhất cùng với những người khéo tay nhất nhà gói bánh. Và thế nào cũng phải gói vài cái bánh chưng nho nhỏ cho trẻ em.

Bánh chưng được xếp nghiêng trong một nồi to, hoặc thùng phuy, dưới đáy nồi lót dày cuống lá dong để bánh không bị cháy. Trên thùng luộc bánh bao giờ cũng phải có chiếc nùn rơm chặn bánh và đặt chiếc chậu thau để nước cho nóng cùng với nồi bánh đang luộc. Người lớn lấy nước ở chậu thau trên nồi bánh để pha nước ấm tắm tất niên cho trẻ em trong nhà. Dân gian cho rằng: Dứt khoát phải tắm tất niên để trút bỏ mọi điều không tốt của năm cũ, để con người sạch sẽ đón chào năm mới.

Ngày áp Tết, chàng rể bao giờ cũng phải đem rượu và quà đến lễ tết bố mẹ vợ và gia đình bên ngoại. Con cháu trong nhà ra đồng thắp hương, mời gia tiên về ăn Tết.

Đêm Ba mươi Tết xưa trời tối lắm. Đường làng ngõ xóm tối om như mực. Người xưa thường nói “tối như đêm Ba mươi” và quan niệm rằng nếu được như vậy là nhịp đi của thời tiết thuận theo lẽ âm dương trời đất, mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Trong những ngày Tết, bàn thờ gia tiên lúc nào cũng phải ấm hương, bếp nhà phải luôn giữ lửa.

Người Việt coi Tết Nguyên đán là một sự mở đầu quan trọng cho cả một năm, thế nên mới có tục chúc Tết để mong cho nhau gặp những điều may mắn, tặng nhau những lời lẽ tốt đẹp nhất, mừng tuổi, mừng sức khỏe, rồi “phát vốn”, “mở hàng” bằng những tờ tiền mới, tiền đẹp, không cần nhiều.

Người xưa quan niệm “Mồng Một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy” như sự tỏ bày lòng hiếu thuận bậc sinh thành, dưỡng dục.

Hết ba ngày Tết, gia chủ phải làm lễ hóa vàng để tiễn gia tiên về âm giới theo quan niệm văn hóa tâm linh…

Chính vì hương vị Tết như thế mà ai đi xa đều muốn trở về quây quần sum họp với cha mẹ, anh em trong những ngày Tết…

Tết thời công nghệ

Thế kỷ XXI là thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa ngày càng rộng mở. Những làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ đang lan tràn qua các châu lục, làm thay đổi thế giới từng ngày.

Phong tục đón Tết Nguyên đán của ta đang có nhiều biến đổi, nhưng về cơ bản, nét đẹp văn hóa truyền thống vẫn được cộng đồng trân trọng giữ gìn.

Tết Nguyên đán vẫn được coi là quan trọng nhất trong hệ thống các ngày Tết trong năm. Hàng triệu, hàng triệu người Việt đã, đang và sẽ còn háo hức trở về quê ăn Tết, sum họp gia đình. Đó là một nhu cầu không thể thiếu trong xã hội hiện đại ngày nay.

Sắm Tết giờ đây có vẻ… nhàn vì tất cả hàng hóa đều có ở siêu thị (ở chợ quê hay chợ tỉnh) và chỉ trong một ngày là mua đủ những thứ cần thiết. Nền kinh tế hàng hóa được phát triển sôi động với tốc độ chóng mặt, đủ mọi thứ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Giờ đây người ta đón Tết không chỉ ở trong nhà. Nhiều gia đình đã lên kế hoạch đi đón Tết như một chuyến du lịch.

Ngày Tết, mọi người chúc Tết bằng tin nhắn trên mạng (face book, viber, zalo). Ở thành phố, thanh niên thích đón Giao thừa ngoài đường phố đông vui nhộn nhịp, xem bắn pháo hoa tại nhiều điểm vui chơi giải trí và đi hái lộc (bẻ cành cây, mua mía cây về nhà lấy may năm mới).

Chợ hoa Tết ngày nay rất khác trước với đủ chủng loại hoa, đào, quất, đào rừng… Nhưng điều kỳ lạ nhất là đến tối Ba mươi Tết, tất cả đào, quất, cây cảnh… đều hết sạch.

Phát thanh và truyền hình với hàng trăm kênh đủ loại hình tin tức và hình thức giải trí đang chiếm lĩnh thế giới tinh thần người Việt. Người dân nước ta đang được tiếp cận và thấu hiểu văn hóa dân tộc mình và văn hóa Tết của nhân loại rất nhiều qua các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam, qua các trang báo điện tử đón Xuân, vui Tết vô cùng phong phú.

Tết Bính Thân đang đến, một năm mới đang đến. Và có một sự thật hiển nhiên mà ai cũng thấy: Dù là Tết xưa hay Tết thời công nghệ, nhưng những mong muốn sum họp, gắn bó gia đình Việt, tình yêu quê hương, đất nước trào dâng mỗi khi Tết đến Xuân về… vẫn là những giá trị tinh thần cao quý của dân tộc ta rực cháy suốt hàng ngàn năm lịch sử cho đến nay vẫn tỏa sáng và sưởi ấm trái tim con người Việt Nam...

Đặc biệt là năm nay, nhân dân ta đón Tết Bính Thân trong niềm vui mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới tràn đầy niềm tin với thành công của Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Theo Chinhphu.vn

顶: 76786踩: 99285