| Hướng dẫn điều kiện để hộ kinh doanh được hưởng chính sách hỗ trợ từ gói 26 nghìn tỷ đồng | | Trả nợ của Chính phủ hơn 233,ếnnghịxửlýtàichínhquathanhtrachuyênngànhhơnnghìntỷđồkết quả uefa europa6 nghìn tỷ đồng trong 7 tháng | | Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 23.000 tỷ đồng | | Hơn 28 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Tài chính được thực hiện |
| Cơ quan Hải quan các cấp đã thực hiện 48 cuộc thanh tra, qua đó phát hiện và kiến nghị truy thu là 50,8 tỷ đồng. Ảnh: QLTT LS |
Kiến nghị xử lý tài chính hơn 38,1 nghìn tỷ đồng Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 9 tháng năm 2021, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính đã thực hiện 46.765 cuộc thanh tra, kiểm tra (bao gồm cả các cuộc triển khai từ kỳ trước chuyển sang); tiến hành kiểm tra 567.591 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và qua điều tra chống buôn lậu bắt giữ 9.030 vụ. Các hoạt động này chủ yếu được thực hiện vào nửa đầu năm khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát và các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra bình thường. Trên cơ sở đó đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 38,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, kiến nghị thu hồi 7.725 tỷ đồng; kiến nghị tài chính khác 30.417 tỷ đồng (bao gồm giảm trừ dự toán, giảm trừ thanh quyết toán, giảm lỗ và giảm khấu trừ). Cùng với đó ban hành 39.988 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 2.049 tỷ đồng. Các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đã thực hiện theo kiến nghị (bao gồm cả tiền xử phạt vi phạm hành chính) số tiền 5.475 tỷ đồng, trong đó thu nộp ngân sách nhà nước 5.260 tỷ đồng. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, qua thanh tra, kiểm tra đã giúp chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngân sách tại các đơn vị đồng thời kiến nghị với các bộ, ngành, địa phương bổ sung các quy trình, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, điều hành, cơ chế chính sách đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với thực tế. Ngăn ngừa "tham nhũng vặt" Trong suốt thời gian qua, các đơn vị có chức năng thanh tra thuộc Bộ Tài chính như: cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, hệ thống Kho bạc Nhà nước, lĩnh vực Dự trữ Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán và Cục Quản lý giám sát bảo hiểm đã liên tục tiến hành thanh tra, kiểm tra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. 9 tháng vừa qua, toàn hệ thống Thuế thực hiện 44.425 cuộc thanh tra, kiểm tra và kiểm tra 567.591 hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế. Cơ quan Hải quan các cấp đã thực hiện 48 cuộc thanh tra, qua đó phát hiện và kiến nghị truy thu 50,8 tỷ đồng; ban hành 32 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt 17.964 triệu đồng. Cùng với đó, hệ thống Kho bạc nhà nước đã thực hiện 638 cuộc thanh tra, kiểm tra gồm 487 cuộc theo kế hoạch và 151 cuộc đột xuất; đã ban hành 563 kết luận thanh tra tại 537 đơn vị. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực dự trữ nhà nước tập trung vào việc chấp hành quy định pháp luật trong đấu thầu, ký kết hợp đồng, thực hiện kế hoạch nhập - xuất - luân phiên - đổi hàng, luân chuyển nội bộ, việc quản lý, sử dụng, nhập, xuất bảo quản hàng dự trữ quốc gia và công tác quản lý vốn dự trữ quốc gia... Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông qua hệ thống giám sát thường xuyên cũng đã phát hiện và ban hành 260 quyết định xử phạt đối với 41 tổ chức và 219 cá nhân với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 9.834 triệu đồng. Song song với đó, trong 9 tháng năm 2021, Bộ Tài chính chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra nội bộ tại các đơn vị, góp phần ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức và người lao động trong toàn ngành Tài chính. Kết quả, toàn ngành Tài chính đã thực hiện 907 cuộc kiểm tra nội bộ, qua kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 273,6 tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm, Thanh tra Bộ Tài chính sẽ tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát cội bộ để khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính như: Công bố công khai địa chỉ thư điện tử, số điện thoại tiếp nhận thông tin, phản ánh về hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc thi hành công vụ, nhiệm vụ, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng “tham nhũng vặt”. |