发布时间:2025-01-10 16:37:39 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Khẩn trương triển khai thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế | |
Khám,ínhđúngtínhđủđảmbảocôngkhaigiádịchvụkhámchữabệsẽ vl chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt nhưng vẫn cần cơ chế kiểm soát giá | |
Đảm bảo công khai, minh bạch tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế |
Các đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn |
Giá dịch vụ phù hợp cho tự chủ bệnh viện
Theo chương trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 6/1, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí cao với việc ban hành và thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm giải quyết được những vướng mắc, bất cập hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm, điều còn phát sinh thì các đại biểu đề nghị cần tiếp tục được Quốc hội xem xét kỹ lưỡng.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) cho rằng, cần phân luồng giá dịch vụ khám chữa bệnh, một là giá được bảo hiểm chi trả, hai là giá khám chữa bệnh theo yêu cầu. Trong đó, giá theo yêu cầu chính là động lực để các bệnh viện thay đổi và phát triển, nên không thể quy định giá trần mà cần tuân theo quy luật của thị trường.
Vị đại biểu đề nghị, Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước cần có các quy định để bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế như về trình độ nhân viên y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thời gian khám hay là các phẫu thuật can thiệp kỹ thuật đặc biệt. Cùng với đó, việc thanh, kiểm tra, rà soát giá khám chữa bệnh bảo đảm công khai, giải trình tường minh cũng là trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Tài chính và cơ quan thanh thanh tra, kiểm tra.
Góp ý về quy định tự chủ đối với cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) bày tỏ đồng tình với phương án quy định cơ sở khám chữa bệnh tự đảm bảo chi thường xuyên, được quyết định giá dịch vụ khác… Bởi theo đại biểu, các đơn vị y tế phải tự chủ toàn bộ để các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo được hoạt động, có tích lũy để tái đầu tư và có lợi nhuận phát triển. Theo đó, giá bao gồm tích lũy để tái đầu tư và cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu trên cơ sở phương pháp định giá do Bộ Y tế quy định.
Cũng về vấn đề giá dịch vụ khám chữa bệnh, theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), hiện nay đang quy định những bệnh viện tự chủ cao nhất được quyền xác định giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong phạm vi khung giá hay mức giá cao nhất của Bộ Y tế quy định. Nhưng quy định này vô hình chung tất cả dịch vụ y tế của bệnh viện tự chủ đều được xác định một mức giá cao hơn giá do nhà nước quy định. Hơn nữa, giá dịch vụ cao nhưng không vượt quá khung của nhà nước quy định, trong khi sẽ có một số dịch vụ cần sử dụng những biện pháp kỹ thuật cao, cần phải có chi phí nhiều hơn sẽ không thực hiện được. Như vậy, người dân có khả năng chi trả, muốn được sử dụng các dịch vụ cao hơn hẳn cũng không đáp ứng được và phải sang khu vực bệnh viện tư nhân.
“Quy định như vậy vừa loại bỏ cơ hội tiếp cận của người thu nhập thấp, vừa loại bỏ cơ hội, mong muốn được hưởng dịch vụ cao của người thu nhập cao, vừa loại bỏ cơ hội để cho các bệnh viện tự chủ vươn lên, nâng cao trình độ”, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.
Chưa rõ tính tương thích, đồng bộ
Cùng với những vấn đề trên, các đại biểu Quốc hội bày tỏ một số băn khoăn để hoàn thiện dự thảo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi). Đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) cho rằng, dự án luật này liên quan đến nhiều luật nhưng chưa rõ tính tương thích, tính đồng bộ với các luật khác. Trong đó, liên quan đến 2 luật đang được hoàn thiện để Quốc hội thảo luận thông qua tại Kỳ họp thứ 5 là Luật Giá (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi). Đại biểu chỉ rõ, Luật Khám bệnh, chữa bệnh có điều khoản quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa tương thích với dự thảo Luật Giá (sửa đổi), vai trò của Bộ trưởng Bộ Tài chính chưa rõ trong quy định này.
Ngoài ra, một số chính sách đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối với nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối với người bệnh là chưa phù hợp và chưa tháo gỡ được khó khăn trong thực tế. Vì thế, đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng, dự thảo Luật còn nhiều nội dung khác cần nghiên cứu, rà soát, chỉnh lý, đánh giá tác động, nên đề nghị cân nhắc việc thông qua dự án luật tại kỳ họp bất thường này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Trước những ý kiến khác nhau của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có một số giải trình, làm rõ. Theo Bộ trưởng, đây là dự án Luật khó, liên quan đến vấn đề chuyên môn sâu, đối tượng tác động rộng, ảnh hưởng căn cốt lợi ích mỗi người dân, chịu sự ràng buộc của nhiều dự án Luật khác. Do đó, cơ quan soạn thảo đã quán triệt nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm, tiếp thu đầy đủ trên tinh thần cầu thị ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật đạt chất lượng cao nhất, trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Liên quan đến nội dung về tự chủ trong cơ sở y tế công lập, Bộ trưởng cho biết, dự thảo Luật quy định chung một số vấn đề mang tính nguyên tắc để có định hướng triển khai thực hiện, tháo gỡ khó khăn trước mắt cho các cơ sở y tế. Với tầm nhìn lâu dài, Chính phủ sẽ xem xét trình Quốc hội luật riêng về việc thực hiện tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập, ở các lĩnh vực như giáo dục, y tế… qua đó sẽ đưa ra hành lang pháp lý rõ ràng, giải quyết các tồn tại, hạn chế đã tồn tại nhiều năm trong vấn đề này ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu rõ, việc thông qua dự án Luật trong Kỳ họp này là rất quan trọng đối với ngành y tế, để khắc phục những khó khăn, bất cập từ Luật hiện hành, giúp Chính phủ có đủ thời gian tham khảo ý kiến của các bên liên quan, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các nội dung Quốc hội đã thông qua; tạo tiền đề xây dựng các Luật khác liên quan.
相关文章
随便看看