【ket qua bong da bo dao nha】Phê duyệt dự án đầu tư: Không có chuyện ‘con gà, quả trứng’ mà vốn phải lo trước
Đây là ý kiến Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi phát biểu giải trình thêm sau phiên thảo luận hội trường tại Quốc hội ngày 3/6,êduyệtdựánđầutưKhôngcóchuyệncongàquảtrứngmàvốnphảilotrướket qua bong da bo dao nha về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Phần lớn tập trung giải quyết các vấn đề của nhiệm kỳ trước
Phát biểu làm rõ hơn một số ý kiến của đại biểu xung quanh vấn đề phân bổ nguồn vốn dự phòng giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đa số đại biểu đã nêu các ý kiến rất chính xác, hoàn toàn đúng với các quy định của pháp luật, các nghị quyết của Quốc hội và tình hình thực tiễn.
Theo Bộ trưởng, mục tiêu chung của tất cả các đại biểu và Quốc hội đều mong muốn kế hoạch đầu tư công trung hạn đã phê duyệt được thực thi một cách hiệu quả và đạt được các yêu cầu của đầu tư công trong giai đoạn này. Mục tiêu là vừa đảm bảo tính khả thi, vừa đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng thời phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối của ngân sách, cũng như giải quyết được các yêu cầu bức xúc phát sinh đặt ra với các địa phương, bộ ngành và cả nền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn. |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trước đây năm nào sẽ quyết định đầu tư công năm đó, thì trong giai đoạn này quyết định theo 5 năm, tức phải làm rõ tất cả các mục tiêu và danh mục dự án của cả 5 năm. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư dự kiến trong kế hoạch cũng đã phân bổ hết cho 5 năm. Vì vậy, bây giờ chỉ còn nguồn dự phòng mà Quốc hội đang bàn.
Trong khi đó, hiện nay, các địa phương, các bộ, ngành đang có rất nhiều vấn đề bức xúc đặt ra. “Chúng ta có rất nhiều dự án, nhưng không thể làm được, vì không có tên trong danh mục dự án đã phê duyệt. Đó là một vấn đề đang đặt ra hiện nay là phải giải quyết thế nào để đảm bảo được kế hoạch đó, vừa đảm bảo được các cân đối và lại có thể giải quyết được một phần khi phát sinh thực tiễn”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ.
Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý, trong giai đoạn vừa qua, KHĐTCTH tập trung chủ yếu vào giải quyết các vấn đề tồn tại của các nhiệm kỳ trước đây. Trong 9.600 dự án triển khai ở kế hoạch đầu tư giai đoạn này, thì 8.000 dự án là chuyển tiếp; chỉ khởi công mới 400 dự án, còn lại là trả nợ và thanh toán. Riêng ngành giao thông hiện nay, trong nhiệm kỳ đã dành rất nhiều tiền để trả nợ cho ngành này, nhưng hiện vẫn đang còn tồn nợ trên 20.000 tỷ đồng. Như vậy, chúng ta còn phải giải quyết tiếp nhiệm kỳ tới và có khi nhiệm kỳ nữa cũng chưa hết nợ của ngành giao thông.
“Hiện nay, nhu cầu thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản đang còn rất lớn, mặc dù nhiệm kỳ vừa qua đã “thắt lưng buộc bụng”, tập trung vào trả nợ, vào các dự án chuyển tiếp và hạn chế tối đa các dự án khởi công mới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Nguồn vốn "phải đi trước"
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, cơ chế triển khai các hoạt động đầu tư công của Việt Nam cũng trên nguyên tắc dự kiến nguồn lực trong năm kế hoạch, cụ thể, dự kiến trước nguồn vốn và danh mục dự án, sau đó mới bước vào triển khai, thanh toán giải ngân thông qua việc thực hiện cân đối đảm bảo thu - chi ngân sách nhà nước trong kỳ kế hoạch. Trong trường hợp hụt thu ngân sách có thể bù đắp bằng bội chi trong hạn mức cho phép, hoặc để chuyển tiếp sang kế hoạch của nhiệm kỳ tiếp theo. Nếu vượt thu có thể bổ sung cho kế hoạch. Đây là nguyên tắc đặc điểm của công tác kế hoạch hóa.
Do vậy, “nếu không làm động tác chuẩn bị trước, thì không thể có dự án để khi có nguồn lực là có thể phân bổ ngay và giải ngân ngay. Đây cũng là bước tiến quan trọng quy định trong Luật Đầu tư công”, Bộ trưởng Dũng nói.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong các nhiệm kỳ trước, khi quyết định đầu tư không dựa vào đâu, không biết nguồn lực ở đâu, nên đã dẫn đến tình trạng dàn trải, nợ đọng, thất thoát, lãng phí. Khi Luật Đầu tư công thông qua đã yêu cầu xác định được khả năng ngân sách và khả năng cân đối, thì mới quyết định được chủ trương đầu tư.
“Nhưng chúng ta lại vướng câu chuyện "con gà, quả trứng" như một đại biểu đã phát biểu, tức là phải có vốn trước hay dự án trước? Khi Luật Đầu tư công ra đời, chúng ta đã thực hiện và lần này phải làm rõ hơn, tức là phải xác định có nguồn vốn trước, phải chỉ ra được nguồn vốn đó ở đâu? khả năng là bao nhiêu? rồi sau đó mới phân giao lại cho các bộ, ngành, địa phương,...”, Bộ trưởng nói.
Do vậy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc phân bổ vốn dự phòng chung ở thời điểm hiện nay là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý về vốn để các bộ, ngành, địa phương thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, cũng như phê duyệt các chủ trương đầu tư dự án mới hoặc điều chỉnh các dự án đã có trong danh mục kế hoạch trung hạn./.
D.T
相关文章
Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
Là nhà mạng đầu tiên được cấp giấy phép và thương mại hóa dịch vụ 4G ra thị trường, VNPT đang triển2025-01-25Các cổ đông Eximbank đồng loạt gửi kiến nghị trước thềm Đại hội cổ đông
Nguồn tin của chúng tôi cho hay, chiều ngày 8/12, Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát ngân hàn2025-01-25Tòa án Nga phạt Amazon do không loại bỏ nội dung bất hợp pháp
(Ảnh: AFP/TTXVN)Hãng tin Interfax đưa tin ngày 18/10, tòa sơ thẩm quận Tagansky ở thủ đô Moskva của2025-01-25công bố quyết định thanh tra 7 nhà mạng
Bộ TT&TT đã công bố quyết định thanh tra 7 nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, MobiC2025-01-25Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
Chiều nay (12/8), Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết đang phối hợp với c&aac2025-01-25Chị Google cản trở trẻ nhỏ phát triển nhận thức, xã hội
Từ nhắc nhở trẻ nhỏ ngồi bô cho đến kể chuyện trước khi đi ngủ và trò chuyện với trẻ, các thiết bị t2025-01-25
最新评论