当前位置: 当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kết quả bóng đá giao hữu châu á】Miếu Công Thần 正文

【kết quả bóng đá giao hữu châu á】Miếu Công Thần

2025-01-26 02:58:53 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:142次

Báo Cà Mau(CMO) Có một ngôi miếu được hình thành và trùng tu, tôn tạo từ rất lâu đời nhưng Ban trị sự cũng như cán bộ, Nhân dân trong vùng đều hiểu biết rất mơ hồ về nguồn gốc, xuất xứ cũng như ý nghĩa của việc tôn thờ, vọng tưởng. Di tích lịch sử này lẽ ra được công nhận từ lâu nhưng hiện chỉ còn nằm trong danh sách bảo tồn của Bảo tàng Cà Mau. Nhiều thông tin bổ ích nếu không được khẳng định, năm tháng sẽ làm lu mờ ý nghĩa về giá trị nhân văn mà cha ông lưu truyền lại.

Miếu Công Thần.

Miếu Công Thần còn có tên miếu Hội Ðồng, miếu Gia Long, miếu Quốc Công, Âm Dương Thần, toạ lạc tại đường Quang Trung, Phường 5, TP Cà Mau. Nguồn gốc và xuất xứ của miếu Công Thần như sau: Khi phục quốc, Nguyễn Ánh nhớ đến những người có công bảo vệ mình mà tử trận hoặc vì rừng thiêng, nước độc chịu không nổi sơn lâm chướng khí phải bỏ mình trên đường rong ruổi kể cả các loài vật linh thiêng (1) nên truyền lệnh cho lập miếu Công Thần để hương khói. Miếu được dựng ở ấp Xẻo Lá, xã Viên An, nay thuộc xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Năm 1946, khi quân Pháp lập bót ở Năm Căn và Nhưn Miên, miếu được dời về thị trấn Cà Mau và được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Vết tích nền miếu ở Xẻo Lá sau này vẫn còn.

Miếu Công Thần trước đây có bài vị ghi tên, chức vị của Ðô đốc Nguyễn Văn Vàng và nhiều công thần từng giúp Nguyễn Ánh. Tương truyền vào năm 1782, khi bị quân Tây Sơn đuổi đánh đến Tắc Thủ - Rạch Cui, trên đoạn Khoa Giang (Sông Khoa) (2), nay thuộc huyện Trần Văn Thời, trong lúc ngàn cân treo sợi tóc, Ðô đốc thuỷ binh Nguyễn Văn Vàng trong đoàn tuỳ tùng xin Nguyễn Ánh cởi hoàng bào cho ông mặc để ở lại cản trở và đánh lạc hướng quân giặc. Nhờ vậy, Nguyễn Ánh thoát lên bờ và trốn lên rừng Khánh Bình. Còn Ðô đốc Nguyễn Văn Vàng bị quân Tây Sơn giết chết, thây chìm xuống sông sâu. Quân Tây Sơn tưởng đã giết được Nguyễn Ánh nên không truy đuổi nữa. Nguyễn Ánh nhờ vậy mới thoát thân, liền thay đổi lộ trình, quay trở lại rạch Ông Tự, thuộc xã Phong Lạc rồi hành quân qua ngọn rạch Cái Rắn, nay thuộc xã Phú Hưng, huyện Cái Nước và trú đóng nơi đây để củng cố lực lượng. Ngày nay, ở vùng Cái Rắn còn lưu lại di tích một nền trại lính và một cái ao lịch sử, dân địa phương gọi là Ao Vua. Cảm phục sự hy sinh của Ðô đốc Nguyễn Văn Vàng, Nhân dân gọi Khoa Giang là Huỳnh Giang (Huỳnh đồng nghĩa với vàng) để tưởng nhớ vị Ðô đốc thuỷ binh đã tận trung cứu chúa, sau đó đổi tên Huỳnh Giang thành sông Ông Ðốc, gọi tắt là Sông Ðốc cho đến bây giờ.

Miếu Công Thần là cơ sở văn hoá tín ngưỡng thể hiện sự tri ân của hậu bối đối với tiền nhân, là cơ sở văn hoá thể hiện tấm lòng đối với những người có công phò nguy, giúp nước.

Hiểu rõ ngọn nguồn của miếu Công Thần chúng ta càng hiểu rõ quá trình lịch sử, quá trình hình thành vùng đất Cà Mau. Càng yêu quý hơn con người hiên ngang, bất khuất, từng hy sinh xương máu để chúng ta có được cuộc sống tươi đẹp như hôm nay./.

​(Bài viết có tham khảo tư liệu "Cà Mau xưa và nay" của tác giả Huỳnh Minh và Nghê Văn Lương)

(1) Khi lên ngôi vua, Gia Long không quên ơn những giống vật đã cứu mình trong lúc hiểm nghèo (năm Ðinh Dậu 1777), phong cho đàn Cá Sấu danh hiệu “Tân Ngạc Ngư Long” và phong cho hai chú Rái Cá chức “Lang Lại Nhị Ðại Tướng Quân” vì hai loài vật này lội trước mũi thuyền, Nguyễn Ánh nghi có phục binh Tây Sơn nên tránh được tổn thất.

(2) Thời Mạc Cửu (1680), sông Ông Ðốc gọi là Khoa Giang có chiều dài 58 km, bắt nguồn từ ngã ba sông Cái Tàu, Trèm Trẹm đổ ra vịnh Thái Lan.

 

Trường Sơn Ðông

 

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜