【kq molde】Căng thẳng Trung Quốc gây ra trong khu vực có thể dẫn tới đâu?
TheăngthẳngTrungQuốcgyratrongkhuvựccthểdẫntớiđkq moldeo giới phân tích, căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông hoàn toàn có thể bùng phát thành chiến tranh nếu không có cơ chế ngăn chặn kịp thời.
Tôn Tử - nhà quân sự nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Nghệ thuật chiến tranh được ghi trong Binh pháp Tôn Tử không thể đúng hơn nếu xét đến tình hình hiện nay trên Biển Đông, biển Hoa Đông cũng như an ninh thế giới trong tương lai.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. (Ảnh: Kyodo/AP)
Từ năm 2010, căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã tăng lên khi “hai con rồng châu Á” gằm ghè nhau. Nguyên nhân do đâu? Câu trả lời ngắn gọn và duy nhất cho câu hỏi nêu trên là “Lãnh thổ”.
Nhật - Trung đã đụng độ nhau nhiều lần trên mặt trận ngoại giao và chính trị kể từ khi một tàu cá Trung Quốc đâm hai tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku ở biển Hoa Đông.
Căng thẳng trong quan hệ Nhật – Trung khi ấy vẫn ở mức độ vừa phải, thậm chí chưa thể đạt tới mức khủng hoảng nhưng đã gia tăng nhanh chóng vào cuối năm 2012 sau quyết định của Nhật Bản quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Những gì có vẻ như tranh chấp trong lịch sử được khơi dậy, một lần nữa định hình các chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc và Nhật Bản, “hâm nóng” căng thẳng giữa hai nước.
Cũng trong năm 2012, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines cũng đột ngột gia tăng sau vụ đụng độ ở bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Một lần nữa, tranh chấp lãnh thổ lại cuốn Bắc Kinh vào căng thẳng với các nước trong khu vực.
Sau sự việc này, ngày càng có nhiều quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Brunei… tham gia lên án hoạt động cải tạo đá, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Thêm vào đó, sự can dự của Mỹ với tuyên bố để đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ở biển Hoa Đông và Biển Đông cũng được cho là yếu tố góp phần đẩy căng thẳng trong khu vực lên cao.
Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ đã phân loại khủng hoảng ở Biển Đông và biển Hoa Đông là “nghiêm trọng” đối với lợi ích của Mỹ, ngang hàng với mức độ của khủng hoảng Triều Tiên, Iraq và Syria. Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra nếu các cuộc khủng hoảng này leo thang thành xung đột? Và liệu có bất kỳ giải pháp ngoại giao nào cho vấn đề này?
Yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc nuốt gần trọn diện tích Biển Đông.
Khi cơn ác mộng trở thành sự thật
Tờ The Telegraphđặt ra giả thuyết rằng, trong khi Trung Quốc tiếp tục tiến hành hoạt động quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo mà họ bồi lấp trái phép ở Biển Đông, Mỹ phản ứng bằng cách tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển này, cuối cùng kịch bản xấu nhất xảy ra đó là một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai nước. Triều Tiên có thể nhân cơ hội này tiến hành hoạt động quân sự tấn công Nhật Bản. Khi ấy, những nỗ lực ngoại giao để cứu vãn tình hình sẽ là vô nghĩa.
Đây chỉ là những giả thuyết đặt ra đối với cuộc khủng hoảng hiện nay trong khu vực, nhưng rõ ràng nó cũng làm tăng những quan ngại về tình hình thực tế hiện nay. Liệu chiến tranh sẽ nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ? Hoặc giữa Trung Quốc và Nhật Bản? Hay Triều Tiên sẽ tấn công Nhật Bản?
Giả thuyết nêu trên cho chúng ta thấy rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục tăng cường hoạt động quân sự và hải quân của họ ở Biển Đông mà không cho thấy tính minh bạch, không thể giải thích được mục đích việc làm của họ, điều đó sẽ làm gia tăng căng thẳng và có thể châm ngòi cho một cuộc chiến.
Mặt khác, ở khu vực biển Hoa Đông, trong khi Mỹ và Trung Quốc bị cuốn vào cuộc chiến thì Triều Tiên sẽ có cơ hội ngàn vàng để tăng cường hoạt động quân sự của họ, phát động cuộc tấn công nhằm vào Nhật Bản khi Mỹ khi Washington đã bị quá phân tâm vì Trung Quốc.
Trong kịch bản này, Hàn Quốc sẽ đứng giữa ngã ba đường và phải đưa ra quyết định thực sự khó khăn lựa chọn ngả về bên nào. Cả khu vực rơi vào hỗn loạn và bão tố sẽ nổi lên khắp khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.
Bất chấp lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn đang nỗ lực thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông. (Ảnh: CSIS)
Chiến tranh có thể được ngăn chặn?
Các nỗ lực ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông đến nay đều chưa thu được kết quả. Sau nhiều cuộc thảo luận ở cấp độ song phương hay đa phương, chưa có bất kỳ một cơ chế nào để ngăn chặn một cuộc chiến có thể bùng phát ở Biển Đông. Có thể nói, các cuộc đàm phán mới chỉ dừng lại ở mức đạt được mục tiêu chiến lược hạn chế nhưng đi kèm với nó lại là sự nghi kỵ gia tăng.
Giới phân tích cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay đó là cần phải tăng cường những nỗ lực ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Mỹ. Các con rồng ở châu Á “vươn mình” sẽ khiến biển trong khu vực dậy sóng, đây là điều đương nhiên.
Trong bối cảnh đó, chỉ có những biện pháp ngoại giao mới có thể xoa dịu căng thẳng, đưa lợi ích của các nước liên quan xích lại gần với nhau hơn. Tuy nhiên, để đạt được điều này, các bên cần phải vượt qua được thách thức đầu tiên, đó là thiện chí đàm phán.
Trong tiếng Trung Quốc từ “khủng hoảng” (weiji) được ghép bởi các từ “nguy hiểm” và “cơ hội”: mục tiêu ngoại giao là tạo ra cơ hội để giải quyết khủng hoảng, mang lại hòa bình trong khu vực. Chỉ có bằng cách giao tiếp, các bên mới có thể tìm ra tiếng nói chung.
Theo Hùng Cường/VOV.VN
下一篇:Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
相关文章:
- Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- Doanh nghiệp chung tay dùng nhựa tái sinh, chặn đứng thảm họa môi trường
- Khánh Hoà phát động chương trình 'Hành động xanh
- Ly, túi giấy
- Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- Xu hướng tiêu dùng xanh và thời cơ của doanh nghiệp
- Nguyên tắc 'mua sắm xanh' và xu hướng tất yếu của sản xuất, tiêu dùng xanh
- Thay đổi nhận thức, bắt nhịp tiêu dùng xanh
- Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- Sinh viên tham gia cuộc thi tranh biện Giao thông xanh
相关推荐:
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- Hạn chế rác thải nhựa, tìm giải pháp thay thế
- Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường
- Chỉ 20% được tái chế sau sử dụng, còn triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm đi về đâu?
- FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- Doanh nghiệp chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc thế nào?
- Tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường: Khuynh hướng của cuộc sống hiện đại
- SeABank trao tặng 25.000 cây phủ xanh đất rừng tại Đắk Lắk
- Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- Lấy 'Tăng trưởng xanh
- Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới