【tuy số bóng đá】Xu hướng xích lại gần nhau của các quốc gia mới nổi
Căng thẳng Mỹ-Trung gây xu hướng lo ngại mới về môi trường Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại Mỹ Latinh lao đao trước cuộc khủng hoảng phân bón |
Mỹ Latinh có tốc độ tăng trưởng thấp. |
Điều này phù hợp với mong muốn của Iran, Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ, hiện cũng tìm cách mở rộng sự hiện diện lâu dài ở Mỹ Latinh. Quan hệ giữa hai khu vực này cho thấy nhu cầu “xích lại gần nhau” của các quốc gia mới nổi trong một thế giới đa cực.
Từ lâu, Mỹ đã coi Mỹ Latinh là nhà cung cấp nguyên liệu thô đáng tin cậy. Đối với Liên minh châu Âu (EU), báo cáo gần đây của cựu Thủ tướng Italy Mario Draghi về khả năng cạnh tranh của khu vực đã khẳng định định hướng chiến lược trong chính sách đối ngoại của châu Âu.
Đó là hướng tới nguồn cung năng lượng và tài nguyên thiên nhiên ổn định. Nhưng nhiều Chính phủ ở Mỹ Latinh đã từ chối các điều khoản hoặc nhiệm vụ chính trị mà các nước Bắc bán cầu trước đây cố áp đặt với khu vực này, trong các thỏa thuận hợp tác kinh tế - thương mại.
Trong bối cảnh Trung Đông dường như là khu vực duy nhất sẵn sàng đối xử tôn trọng với Mỹ Latinh và trao cho các đối tác ở đó những thỏa thuận thương mại công bằng, không kèm theo các điều kiện lớn, sự hợp tác giữa hai bên được coi là lý tưởng.
Với Mỹ Latinh - khu vực có tốc độ tăng trưởng thấp (theo ước tính hiện tại là 2,1%) và phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu thô, đa dạng hóa hết sức quan trọng.
Chiến lược này áp dụng đối với toàn bộ khu vực. Nhưng mỗi nước có những định hướng và lợi ích khác nhau, do đó một số nước ở Trung Đông dường như trở thành đối tác đặc biệt hữu ích.
Trong khi quan hệ giữa Mỹ và châu Âu với các nước Nam Mỹ căng thẳng từ nhiều thập kỷ trước, Iran đã tổ chức các chuyến thăm cấp cao tới khu vực này, đồng thời thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, thương mại và quốc phòng.
Khác với Iran, UAE chỉ bắt đầu chú ý tới Mỹ Latinh từ năm 2005, khi hội nghị thượng đỉnh giữa các quốc gia Nam Mỹ và các nước Arập lần đầu tiên được tổ chức. Sau đó, UAE tham gia hợp tác Nam-Nam, ký kết các hiệp định thương mại công bằng và toàn diện với cả Colombia và Costa Rica.
Với tầm nhìn về tương lai, việc mở rộng của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS mang lại nhiều động lực cho quan hệ giữa Mỹ Latinh với Trung Đông. Một số quốc gia, bao gồm Cuba và Bolivia, muốn gia nhập BRICS.
Đối với Brazil, quốc gia Mỹ Latinh duy nhất nằm trong số các nước sáng lập BRICS, mối quan hệ đối tác với Saudi Arabia là lý do để tăng cường quan hệ giữa Trung Đông và Nam Mỹ.
Mỹ và EU cần hiểu rằng Mỹ Latinh không còn là "sân sau" hay "siêu thị nguyên liệu thô" của họ. Mỹ Latinh giờ đây là một khu vực đang nỗ lực tìm kiếm sự đa dạng hóa một cách độc lập và hợp pháp.