Ô nhiễm bụi PM2.5 đến mức báo động “Bụi lơ lửng” (PM) là hỗn hợp các hạt rắn và lỏng có kích thước rất nhỏ lơ lửng trong không khí. Có 2 loại kích cỡ của PM trong môi trường không khí xung quanh hiện đang được nghiên cứu nhiều là PM10 (bụi có đường kính động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm) và PM2.5 (bụi có đường kính động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,áođộngtìnhtrạngnồngđộbụiPMvượtchuẩntạinhiềutỉnhthànhViệchẵn lẻ tài xỉu5 μm). PM2.5 nhỏ hơn (gọi là bụi mịn) và nằm trong tập hợp con của PM10, có thể lưu lại trong không khí trong thời gian dài và bay xa hàng trăm km. Các hạt thô, hoặc các phần tử của PM10 lớn hơn 2,5μm, không tồn tại trong không khí lâu và ảnh hưởng của chúng thường bị hạn chế bởi chúng có xu hướng lắng xuống bề mặt xuôi theo chiều gió từ các nguồn phát thải. Các hạt thô lớn hơn không bay được dễ dàng qua khu vực đô thị hoặc các khu vực rộng vì chúng quá lớn để lơ lửng trong không khí và có xu hướng bị loại bỏ dễ dàng khi tiếp xúc với bề mặt. Nói tóm lại, khi kích thước hạt tăng, lượng thời gian các hạt tồn tại trong không khí giảm. Bụi trong không khí có thể được chia theo nguồn phát sinh gồm (1) nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo hoặc (2) nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp. PM10, PM2.5 có thể phát thải trực tiếp vào trong môi trường không khí (được gọi là bụi PM sơ cấp) hoặc được hình thành từ các dạng hỗn hợp khí của ôxit sunfua (SO42-), ôxít nitơ (NO3-), amoni (NH4+) và các hợp chất hữu cơ bay hơi không chứa metan (NHVOC) (được gọi là bụi PM thứ cấp). Cả hai loại này đều có thể được hình thành từ nguồn tự nhiên và do con người. Các yếu tố như gió, bão, cháy rừng, núi lửa là những nguồn phát sinh bụi trong tự nhiên. Một số yếu tố khác như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển… cũng góp một phần nhỏ nguyên nhân vào phát sinh sơ cấp của bụi PM. Nguồn do con người gây ra gồm có hoạt động đốt nhiên liệu của động cơ đốt trong (động cơ diesel và xăng dầu), đốt nhiên liệu rắn (than đá, than non, dầu nặng và sinh khối) đốt nhiên liệu cho việc sản xuất năng lượng trong các hộ gia đình và công nghiệp, các hoạt động công nghiệp khác (xây dựng, khai thác mỏ, sản xuất xi măng, gốm sứ, gạch, và luyện kim), sự xói mòn của mặt đường do giao thông đường bộ và mài mòn của phanh và lốp xe. Nông nghiệp là nguồn chính tạo nên bụi PM có chứa amoni (NH4+). Bụi PM thứ cấp được hình thành trong không khí thông qua các phản ứng hóa học của các chất ô nhiễm dạng khí. Chúng là sản phẩm của sự biến đổi của các oxit nitơ trong khí quyển (chủ yếu phát ra bởi giao thông và một số quy trình công nghiệp) và lưu huỳnh đioxit từ việc đốt các nhiên liệu có chứa lưu huỳnh. Hạt thứ cấp chủ yếu được tìm thấy trong bụi mịn (PM2.5). Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về những vấn đề xung quanh bụi PM cũng như những cơ chế để hạn chế tác động xấu của vấn đề ô nhiễm bụi PM. Tuy nhiên, ở châu Á, nhất là các quốc gia đang phát triển, thông tin về bụi nói chung và bụi mịn nói riêng vẫn còn khá thiếu. Khi nhận thức về tác hại đối với sức khoẻ và môi trường được nâng lên, gần đây các nghiên cứu về bụi PM ngày càng được chú ý. Nhiều nghiên cứu, đặc biệt ở khu vực châu Á đã tập trung vào bụi PM, đặc biệt PM2.5, trong đó sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng đánh giá tương quan, mô hình lan truyền, giải đoán ảnh vệ tinh hoặc sử dụng phương pháp phân tích hóa học để nghiên cứu về nguồn phát thải, đặc điểm vật lý, hoá học của các loại bụi. Một nghiên cứu mới công bố của trường ĐH Công nghệ (ĐHQGHN) về nồng độ bụi PM2.5 trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã tiết lộ các tỉnh thành có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm vượt quá tiêu chuẩn QCVN 05:2013. Để phục vụ nhu cầu biết được bất kì nơi nào đang ô nhiễm không khí với mức độ bao nhiêu, các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Công nghệ (ĐHQGHN) do PGS.TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh dẫn đầu đã xây dựng bộ dữ liệu không gian có độ phân giải cao về ô nhiễm không khí trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Họ đã kết hợp với dữ liệu ảnh vệ tinh và dữ liệu mặt đất trong giai đoạn 2016-2019, sử dụng mô hình học máy thống kê để phân tích, ước tính và trực quan hóa nồng độ chất ô nhiễm PM2.5 (bụi mịn với đường kính động học nhỏ hơn 2.5 micromet (PM2.5) là chất ô nhiễm được quan tâm nhiều nhất do chúng gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng cũng như đến hệ thống khí hậu) trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đây là một trong những bản đồ đầu tiên của Việt Nam trình bày rõ nét nồng độ ô nhiễm không khí trên diện rộng. Bản đồ chỉ ra rằng nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2019 trên cả nước biến thiên từ 6,19 - 37,7µg/m3. Khu vực có nồng độ bụi PM2.5 cao là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều dân cư, nhà máy hoặc khu công nghiệp. Đồng bằng sông Hồng là nơi có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm cao nhất. Nồng độ này giảm dần ở một phần duyên hải miền Trung và một phần tại đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều tỉnh thành tại Việt Nam có nồng độ bụi PM2.5 vượt chuẩn: Ảnh minh họa |