您的当前位置:首页 > World Cup > 【keo nha cai 5.top】Giải thể, phá sản ngân hàng không thể đơn giản giống như DN 正文

【keo nha cai 5.top】Giải thể, phá sản ngân hàng không thể đơn giản giống như DN

时间:2025-01-11 14:13:21 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Luật sư Trương Thị Hòa nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: N.H Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung một số keo nha cai 5.top

giai the pha san ngan hang khong the don gian giong nhu dn

Luật sư Trương Thị Hòa nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: N.H

Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD lần này nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý TCTD yếu kém, hạn chế, ngăn ngừa TCTD yếu kém mới phát sinh, xử lý các vướng mắc, bất cập trong quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Trưởng phòng Tổng hợp, NHNN chi nhánh TP.HCM đánh giá dự thảo lần này nếu được Quốc hội thông qua sẽ giúp ngành ngân hàng đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu hệ thống TCTD. Trong bối cảnh hiện nay, việc tái cơ cấu các TCTD phát sinh rất nhiều vụ án liên quan. Do đó, những vấn đề được sửa đổi, bổ sung sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình này, giúp hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển bền vững.

Ông Lệnh cho rằng, về cơ bản các quy định của dự thảo sẽ ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là vấn đề liên quan đến cổ phần, cổ phiếu, sở hữu chéo.

Tuy nhiên, Luật sư Trương Thị Hoà lại nêu băn khoăn với quy định về giải thể, phá sản của ngân hàng. Theo đó, ngân hàng cũng được coi như một DN, nhưng là DN đặc biệt, do đó việc giải thể, phá sản không thể thực hiện đơn giản như với DN. Cụ thể, Điều 150 có quy định NHNN quyết định chủ trương giải thể của TCTD được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật về giải thể DN; đồng thời NHNN chỉ đạo, kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện giải thể TCTD được kiểm soát đặc biệt. Quy định này theo bà Hòa là chưa phù hợp.

“Việc giải thể một ngân hàng không thể nào chỉ đơn giản như vậy được mà cần có quy định chi tiết, cụ thể hơn để thuận lợi trong việc triển khai, vì thời gian qua có nhiều ý kiến cho rằng việc giải thể, phá sản ngân hàng gần như là điều không thể” – bà Hòa nói.

Bà Nguyễn Thị Bảo Khánh, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng chỉ ra một số điểm chưa thống nhất trong dự thảo. Cụ thể, Điều 150 quy định chủ trương giải thể TCTD được kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, tại Điều 146 lại quy định Chính phủ quyết định chủ trương và phê duyệt phương án phá sản, giải thể, chuyển giao bắt buộc TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Về trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt, bà Hòa cũng đánh giá rất cao quy định tại Điều 148b về các biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, những ngân hàng ở trong diện kiểm soát đặc biệt đều có tâm lý rất lo lắng, người gửi tiền tại những ngân hàng này cũng bất an không kém. Do đó, quy định về các biện pháp hỗ trợ này đã mở ra thêm cơ hội cho các TCTD có thể phục hồi trở lại.

Bà Lê Thị Kim Xuân, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Ngân hàng tại TP.HCM cũng đặt vấn đề về trách nhiệm của người tham gia cơ cấu lại TCTD bị kiểm soát đặc biệt. Theo đó, khi ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, NHNN sẽ cử cán bộ sang hỗ trợ việc cơ cấu lại. Bà Xuân cho rằng người cán bộ này thường sẽ chịu áp lực rất lớn về kết quả của việc tái cơ cấu. Trong khi đó, theo các thông lệ quốc tế đều có quy định về miễn trừ trách nhiệm, theo đó cán bộ cơ quan Nhà nước sẽ được miễn trách nhiệm dân sự và hình sự trên tinh thần công tâm.

Đại diện Tòa án Nhân dân TP.HCM cũng đánh giá quy định về việc giải thể, phá sản TCTD còn sơ sài. Dự thảo chỉ nêu về trường hợp NHNN trình Chính phủ phê duyệt phương án giải thể, phá sản. Nhưng lại chưa đề cập tới trường hợp nếu phương án này không được phê duyệt thì triển khai như thế nào.

Phát biểu tại hội thảo, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân đánh giá cao các ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, với những vấn đề luật chưa đề cập đến sẽ khó chỉnh sửa do khâu thảo luận tại tổ đã hoàn tất tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV. Tại kỳ họp thứ 4 tới đây, Quốc hội sẽ chỉ tiến hành thảo luận tại hội trường sau đó trình Quốc hội bấm nút thông qua.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến và phản ánh cho ban soạn thảo. Với những vấn đề dự thảo chưa đề cập, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng sẽ góp ý với ban soạn thảo nhưng không thể đưa vào nội dung của Luật do đã qua giai đoạn góp ý tại tổ như Đại biểu Trần Hoàng Ngân đã nói.

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TCTD là một DN đặc thù (tổ chức trung gian tài chính chủ yếu huy động tiền gửi từ người gửi tiền để cấp tín dụng), việc phá sản TCTD có thể dẫn đến đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền cũng như niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc cơ cấu lại TCTD bằng hình thức phá sản cũng là một hình thức răn đe, động lực để các TCTD nâng cao chất lượng quản trị điều hành và trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn tiền huy động. Từ đó nâng cao ý thức người gửi tiền và khách hàng lựa chọn TCTD có uy tín, chất lượng dịch vụ tốt. Do đó, dự thảo Luật quy định việc phá sản chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp khác nhưng không thành công và TCTD lâm vào tình trạng phá sản, không thanh toán được các nghĩa vụ nợ đến hạn.

Theo đó, các trường hợp thuộc diện phá sản gồm có: TCTD được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án phục hồi hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thực hiện không thành công phương án phục hồi; TCTD không hoàn thành việc xây dựng phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; và TCTD không xây dựng được phương án chuyển giao bắt buộc hoặc Chính phủ không phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc.